TIẾP TỤC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CÔNG
TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
Thời gian qua, khi cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, làm rõ những vụ án
lớn thu hồi nhiều tài sản tham nhũng, nhiều bài viết vu cáo, quy kết rằng, cuộc
chiến chống tham nhũng của Đảng đang “làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế”. Họ cho
rằng, cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp của Đảng Cộng sản Việt Nam đang
khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu. Suy diễn việc chống tham nhũng làm tê liệt
hoạt động kinh doanh.
Một số bình luận vu cáo, chiến dịch chống tham nhũng của
Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, làm “nhà đầu tư nước ngoài lo sợ”!.
Họ lập luận rằng, chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã làm tê liệt nhiều
giao dịch thông thường trong nước, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu
và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển
nhanh nhất châu Á.
Thực tế, luận điệu “chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến
kinh tế” là hoàn toàn không có cơ sở. Cần phải nhìn nhận, tham nhũng tác động
trực tiếp đến sự ổn định và phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội.
Hành vi này gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực như chính
trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, nhất là đối với kinh tế, tình trạng tham nhũng
gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước để làm lợi
cho một số cá nhân, nhóm người tham nhũng. Tham nhũng còn đe dọa sự ổn định, an
ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công
lý. Nếu không kịp thời ngăn chặn, tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa đặc biệt
nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đe dọa đến tồn vong của chế
độ.
Thực tế, quan điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu
cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện,
khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch
trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân.
Cùng với đó, qua chống tham nhũng, cơ quan chức năng đúc rút
những kinh nghiệm, bài học để tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành cơ chế,
chính sách pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện, bịt lỗ hổng để ngăn ngừa tham
nhũng. Do đó, không thể cho rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ
không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng
trong kinh tế.
Cần phải nhận thức rằng, tình trạng tham nhũng làm suy giảm
các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, gây ra sự cản trở sự phát triển
của khu vực kinh tế tư nhân. Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa, làm giảm
đáng kể các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở
ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng
lẻ. Chính cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam tạo động lực không ngừng cho
đầu tư, phát triển kinh tế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư
vào Việt Nam.
Thực chất, các thế lực chống phá Việt Nam luôn viện dẫn
nhiều lý do để chỉ trích Việt Nam, khi cuộc chiến chống tham nhũng đang cho
thấy hiệu quả rất tích cực, niêm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng
cường, điều đó trái với mong muốn của họ. Do đó, trước những thông tin sai trái
từ các cá nhân, tổ chức, trung tâm chống phá Việt Nam về cuộc chiến chống tham
nhũng đòi hỏi người dân cần cảnh giác, không phụ họa, chia sẻ trên mạng xã hội,
mà tích cực phản biện khách quan, bằng chính thành tựu phòng chống tham những
và thực tiễn phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa