Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

 

“Thực hiện công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” _Một hoạt động

ngoại khóa bổ ích cho học viên Cao học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Quân sự

(Trung tá K’ Tiến – Lớp Cao học CNXHKH 2022)

Chiều ngày 28/03/2023, tại Hội trường A, học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), được sự nhất trí của thủ trưởng học viện, Khoa CNXHKH đã phối hợp mời đ/c Phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Lam Hiền – Viện trưởng Viện Tôn giáo và tín ngưỡng – học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến thông tin, trao đổi, truyền thụ, cập nhật những kiến thức thực tiễn công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cùng các đ/c Cán bộ, giảng viên, học viên Chuyên ngành KHXHNVQS.

Dù chỉ trong thời gian ngắn, song những vấn đề đọng lại sau buổi truyền thụ kinh nghiệm thực sự rất bổ ích cho những học viên cao học chuyên ngành KHXHNVQS. Đó là:

Sự thường trực kiến thức được chuyển tải uyển chuyển, linh hoạt qua phong thái biểu đạt, trình bày chuyên nghiệp của nữ Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Lam Hiền, hoàn toàn không bị chế ước bởi áp lực về thời gian, sự lựa chọn nội dung thông tin phù hợp đối tượng, tính khó, độ nhạy cảm cao trước những vấn đề liên quan tôn giáo, công tác tôn giáo đều được báo cáo viên khéo léo, tế nhị thông tin một cách vừa phải mà vẫn vừa đủ đạt được độ sâu sắc và phong phú của buổi thông tin.

Năm 2023, cả nước có 27 triệu tín đồ theo 16 tôn giáo khác nhau. 99.000 chức sắc, nhà tu hành tôn giáo. 33.000 cơ sở thờ tự tôn giáo (22.000 chùa, còn lại là nhà thờ, tu viện, thánh đường, nhà nguyện). 10 chủng viện Công giáo. 03 Học viện Phật giáo. 01 Học viện Phật giáo Nam Tông Khơ-Mer.

Đạo Phật 14 triệu tín đồ (vào Việt Nam từ thế kỷ I),

Công giáo 7 triệu tín đồ (vào Việt Nam từ thế kỷ XVI: 1533),

Tin Lành 1,5 triệu tín đồ (Vào Việt Nam thế kỷ 20: 1911),

Islam giáo 80.000 tín đồ (vào Việt Nam từ thế kỷ X),

B’Hai 7000 (Ali Muhammad/Baha’ullah sáng lập, Iran, vào Việt Nam từ thế kỷ XIX, năm 1975).

Bà La Môn 54.000 tín đồ (vào Việt Nam từ thế kỷ I).

Giáo Hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo 10.000 tín đồ (Hoàng Đức Huy – Giang Tây/Trung Quốc: 1632, vào Việt Nam 1863).

Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giesu Kito (Mocmon) 1000 tín đồ (Soseph Smith sáng lập, Mỹ, 1830, vào Việt Nam 1962)

Cơ đốc Phục lâm Việt Nam 16.000 tín đồ (William Miller, 1830, vào Việt Nam 1929).

Cao Đài 2,5 triệu tín đồ (Ngô Văn Chiêu, 1926, Tây Ninh).

Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu tín đồ (Huỳnh Phú Sổ, 1939, An Giang)

Tứ Ân Hiếu nghĩa 62.000 tín đồ (Ngô Lợi, 1867, An Giang)

Bửu Sơn Kỳ Hương 15.000 (Đoàn Minh Huyên, 1849, An Giang)

Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam 1,5 triệu tín đồ (Nguyễn Văn Bồng, Đồng Tháp, 1934)

Minh Lý Đạo tam tông miếu 1000 tín đồ (Âu Kiệt Luân, 1924, Sài Gòn)

Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn 65.000 tín đồ (Nguyễn Ngọc An, 1915, Kiên Giang)

Đ/c Viện trưởng Đỗ Lam Hiền đã lưu ý tương quan số lượng tín đồ theo các tôn giáo khác nhau, không có nghĩa điều đó cho phép chúng ta có thể cho rằng tôn giáo nào có đông đảo tín đồ hơn sẽ là tôn giáo lớn hơn, tôn giáo có ít tín đồ là tôn giáo nhỏ hơn. Điều đó sẽ sẽ gây phản ứng trái chiều gay gắt của các chức sắc, tín đồ tôn giáo đối với những người đi làm công tác tôn giáo ở nước ta. Vì mọi tôn giáo được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân đều bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật.

Tổ chức Pew Research Center, một nguồn cung cấp số liệu uy tín quốc tế về tình hình tôn giáo toàn cầu được báo cáo viên dẫn nguồn đã có sự cảnh báo: “Sự đa dạng tôn giáo và tộc người là một thách thức không nhỏ với Chính phủ và các tổ chức tôn giáo trong việc bảo đảm an ninh, ổn định tôn giáo và an ninh, an toàn xã hội”. Tổ chức này đã đánh giá Việt Nam xếp thứ 02 trên thế giới và thứ 2 Đông Nam Á về tính đa dạng tôn giáo _ (Sau Singapore, với 86% dân số của họ là người Hoa). Vì họ theo tiêu chuẩn xem xét kiểu Mỹ về “Sự đa dạng trong cách biểu đạt và thực hành đức tin”. Thậm chí họ gọi tín ngưỡng là “tôn giáo bản địa”. Nếu theo cách của họ, dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em với những tín ngưỡng của từng tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam sẽ còn có tính đa dạng tôn giáo hơn nước bạn hàng chục lần với quy mô dân số và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lưu ý hiện nay có khoảng 100 “hiện tượng tôn giáo mới”, chưa có tư cách pháp nhân, chưa được cấp đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam (New Religion Phenomenon/New Religion Movement Alternative Spirituality). Đây là những hiện tượng mà tnững người làm công tác tôn giáo hoặc tiếp cận nghiên cứu tôn giáo không nên vô tình “tôn giáo hóa” nó. Giữa các tôn giáo không ngừng có sự cạnh tranh thu hút tín đồ để khẳng định mình_ “trộm chiên của nhau”, do vậy nhiều vấn đề giữa các tôn giáo cũng có thể nảy sinh, đặt ra áp lực trực tiếp lên công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, mà trực tiếp là những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động, công tác vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Hết sức chú ý đấu tranh chống việc đẩy mạnh truyền đạo vùng đồng bào Dân tộc thiểu số hòng quyện chặt 2 vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp với nhau, thúc đẩy xu thế ly khai dân tộc (như Tin lành vùng đồng bào dân tộc Mông, tin lành Đề Ga ở Tây Nguyên, Đạo Islam vùng đồng bào Chăm, vấn đề người Khơ-Me Tây Nam Bộ…)

Qua những nội dung được thông tin, định hướng về kinh nghiệm công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từng cán bộ, giảng viên, học viên trực tiếp bổ sung, cập nhật được những số liệu chính thống mới nhất, làm vững chắc hơn hiểu biết về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác tôn giáo, về đại đoàn kết trong thời kỳ mới, nắm vững nội dung cần tập trung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vận dụng hiệu quả vào quá trình học tập, nghiên cứu khoa học theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của chuyên ngành đặt ra trong thời gian tới.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét