Phản bác những luận điệu xuyên tạc sự thật về tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Trong âm mưu “diễn
biến hòa bình” mà các thế lực thù địch đang chĩa mũi nhọn chống phá chúng ta
thì tự do tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề mà chúng đặc biệt quan tâm. Bởi đây là
lĩnh vực “nhạy cảm”, nên việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống Việt
Nam đã trở thành thường xuyên, cần hết sức cảnh giác.
Mục tiêu của các
thế lực thù địch thường lợi dụng những sơ hở trong các hoạt động tôn giáo để vu
cáo, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đàn áp tôn
giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo.
Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
của các thế lực thù địch và các nước phương Tây, hằng năm cứ đến dịp tháng 3,
tháng 9, họ lại tự cho mình cái quyền công bố báo cáo thường niên về tình hình
nhân quyền và tự do tôn giáo ở các nước trên thế giới. Các tổ chức nhân quyền,
các phương tiện thông tin của Mỹ và các nước phương Tây được dịp phụ họa, “tát
nước theo mưa” tuyên truyền rùm beng về cái gọi là “vi phạm các quyền con người”,
“quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới”; trong đó, họ cho Việt Nam là
một trong những nước trọng điểm bị chỉ trích.
Những năm gần
đây, các thế lực thù địch, phản động với bản chất xuyên tạc chúng đã xuyên tạc,
bóp méo sự thật một cách thô thiển, phủ nhận một thực tế rõ ràng về những thành
tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Qua đó nhằm tạo sự hoài nghi về đường hướng lãnh đạo của Đảng, các chính sách,
pháp luật của Nhà nước ta có liên quan đến tôn giáo và hoạt động tự do tôn
giáo. Việc làm trên của các thế lực phản động, thù địch vừa tạo phản ứng tiêu cực
của các chức sắc cực đoan và số tín đồ cuồng tín tìm cách tạo dựng các vụ việc
phức tạp mang màu sắc của tôn giáo hòng phá hoại an ninh chính trị, trật tự xã
hội và mục đích cao nhất là dùng sức mạnh của tôn giáo để lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế cho thấy,
Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định tại Điều 12 Chương I khẳng định: Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn
Công ước quốc tế về nhân quyền. Với nguyên tắc đó, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn
giáo năm 2017 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác của Quốc hội, của Nhà nước
Việt Nam đã quán triệt và thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính
sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các quy định
pháp lý đó không những phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của Công ước quốc tế, mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân, củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng
dân tộc”, góp phần quan trọng vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tập trung hoàn thiện và triển
khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc
thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đoàn kết
tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước”
Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, hiện nay, Nhà nước đã công nhận và
cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với
hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả nước, trên 55.000 chức sắc, gần
150.000 chức việc, gần 30.000 cơ sở thờ tự. Như vậy, cộng đồng các tôn giáo hoạt
động ở Việt Nam luôn gắn bó, đoàn kết; cùng chung sống hoà bình và bao dung tạo
nên một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: thuần tuý nhưng
phong phú, đan xen nhưng không mâu thuẫn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay,
quan hệ tích cực và mang tính xây dựng giữa các tôn giáo và Nhà nước đã được thể
hiện rất rõ và ngày càng được củng cố. Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có
đoàn kết hoà hợp các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm
cho mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống
phá Đảng, Nhà nước ta thông qua việc họ thường xuyên đăng tải những thông tin
sai trái, bịa đặt, xuyên tạc sự thật về “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” ở Việt Nam
trên các trang mạng Internet, mạng xã hội Facebook, nhằm chống phá nền tảng tư
tưởng, Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Suy cho cùng hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định. Đây là
“bài học” mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã dành nhiều thời gian,
công sức “nghiên cứu, đúc kết” từ những cuộc xung đột chính trị xảy ra ở một số
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới những năm gần đây.
Bởi vậy, mỗi người
dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tăng cường đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; chủ động
ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch. Chủ
động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những hoạt động,
tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Mọi công dân Việt Nam hãy tích cực tham gia đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
Trả lờiXóa