LUẬN ĐIỆU LẠC LÕNG CỦA VOATIENGVIET
Vừa
qua trên trang “Voatiengviet” Đài VOA có bài viết: “Dân biểu Mỹ: Việt Nam phải
chịu trách nhiệm về tình hình nhân quyền tệ đi”, cho rằng Việt Nam đang vi phạm
tự do tôn giáo và quyền con người. Thực tế, VOA đang xuyên tạc tình hình nhân
quyền ở Việt Nam. Luận điện của VOA hoàn toàn sai trái và lạc lõng bởi vì:
Đảng,
Nhà nước Việt Nam khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc. Đồng bào các tôn giáo
là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính
sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động
vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại
đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; mỗi người
có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng,
tôn giáo;…. Đồng thời, quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do
tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc
không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;…; lợi dụng hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi. Thực hiện chính sách, pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2012 – 2022, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp
quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo, như: Thành phố Hồ Chí Minh
cấp 7.500 m2, Đắk Lắk cấp 11.000 m2; Đà
Nẵng cấp 9.000 m2…Năm 2022, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức thuộc 16 tôn giáo
với 26,7 triệu tín đồ, trên 29.000 cơ sở thờ tự, v.v. Nhiều lễ hội lớn của tôn
giáo với hàng vạn tín đồ tham dự được chính quyền các cấp hỗ trợ đảm bảo an
toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ,..để nhân dân được tự do
hành lễ, thoả mãn nhu cầu đời sống tâm linh. Như vậy, tự do tôn giáo ở Việt Nam
ngày càng được đảm bảo tốt hơn.
Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, những hoạt động tụ tập đông người ở nơi công cộng đều phải được sự đồng ý
của chính quyền, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Tuy thế, nhiều hoạt động tôn giáo tụ
tập đông người vẫn cố tình diễn ra dù chưa được phép. Đó là hành vi vi phạm pháp
luật và thách thức pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn các hoạt động
kiểu như thế này là hoạt động thực thi và bảo vệ pháp luật.
Trên thế giới, nhiều nước cũng có
chính sách ứng xử rất rõ ràng với các tổ chức, nhóm tôn giáo chưa được công nhận.
Pháp là một ví dụ. Chính phủ Pháp thường xuyên từ chối công nhận các nhóm tôn
giáo “thiểu số”. Luật pháp của Pháp quy định, nghiêm cấm bất cứ ai lợi dụng tôn
giáo của mình nhằm không tuân thủ các quy định chung về mối quan hệ giữa các cơ
quan công quyền và các cá nhân. Đây là cơ sở pháp lý để Chính phủ Pháp có thể từ
chối công nhận tư cách pháp nhân cho các nhóm tôn giáo thiểu số.
Rõ ràng, Nhà nước Việt Nam không
sách nhiễu, không hạn chế hay cản trở mà chỉ yêu cầu và chấn chỉnh các tổ chức
tôn giáo chưa được công nhận thực hiện đúng trong phạm vi, khuôn khổ theo quy định
của pháp luật. Việc các thế lực phản động, thù địch sử dụng từ hạn chế, sách
nhiễu khiến cho bản chất sự thật bị bóp méo, bởi một số tổ chức tôn giáo chưa
được công nhận đang có những hoạt động trái pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các
tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng
không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế
giới. Quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những người bị giam giữ.
Những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được
thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ hơn so với trước.
Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc tế mà không có bất
cứ trở ngại gì, những hoạt động tôn giáo tập trung đông người được Nhà nước cho
phép tổ chức, có những sự kiện lên tới vài chục nghìn người, thậm chí hàng trăm
nghìn người.
Không chỉ ban hành chủ trương,
chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm
tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại
diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý kiến,
tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam
luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm và ngày càng mở
rộng. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm, chăm lo đối với
người dân theo đạo, điều này đã thể hiện rõ trong đời sống tôn giáo của tín đồ
và mọi hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.Vì vậy, mỗi
chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu các thế lực thù địch, làm ảnh
hưởng đến lợi ích quốc gia – dân tộc và cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân
dân.
VOA là chuyên xuyên tạc, chúng ta không nên tin
Trả lờiXóa