KỶ
NIỆM 153 NĂM NGÀY SINH V.I.LÊNIN - NHÀ TƯ TƯỞNG VĨ ĐẠI, NHÀ LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ KIỆT XUẤT, NGƯỜI THẦY CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THẾ
GIỚI
Trong thế giới
mà chúng ta đang sống, bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng tất yếu phải có một tổ
chức chính trị này hay tổ chức chính trị khác nắm giữ vai trò lãnh đạo. Tồ chức
chính trị ấy thường được gọi là Đảng cầm quyền. Đảng ấy lãnh đạo Nhà nước theo
một hệ thống chinh trị nhất định.
V.I.Lênin là một
lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của
C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh
đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công
nông đầu tiên.
V.I.Lênin sinh
ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21 tháng
Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva. V.I.Lênin tên thật là Vladimir Ilits
Ulianov, các bí danh đã dùng là V.Ilin, K.Tulin, Karpov và những bí danh
khác. Năm 1887 V.I.Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương
vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học
khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Sau quá trình học hỏi kinh nghiệm từ những
người đi trước và kinh nghiệm thực tế, ông đã trở thành một lãnh tụ của
phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến
hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế
giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người
có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.
Là người kế tục
trực tiếp và trung thành học thuyết cách mạng của C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin một mặt đã bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác trước mọi khuynh hưóng,
mọi trào lưu, tư tưởng, mọi lực lượng thù địch, mọi sự chao đảo “đánh mất mình”
của những phần tử cách mạng ươn hèn, phản bội, đầu hàng. Mặt khác, ông đã căn cứ
vào những Điều kiện lịch sử cụ thể ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
để bổ sung và phát triển học thuyết ấy trên cả ba bộ phận cấu thành bằng những
luận điểm mới vô cùng phong phú. Lịch sử với tất cả tính chân thực, khách quan
của các sự kiện của nó, với sự phát triển của các ngành khoa học mà loài người
đã đạt được, cùng với những khảo nghiệm nghiêm túc nhất của thực tiễn cuộc sống
đã cho phép xác nhận thiên tài lý luận của Lênin và giá trị khoa học của chủ
nghĩa Lênin. Trung thành và bảo vệ, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác, Lênin
đã để lại cho loài người những tài sản vô giá.
Xét về mặt tư
tưởng chính trị - pháp lý, Lênin bằng việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
đã khẳng, định lập trường cách mạng: tất cả vì sự nghiệp giải phóng giai cấp
công nhân, giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng xã hội và giải phóng
con người.
Lênin là nhà
khoa học chiến đấu, gắn bó hữu cơ và mật thiết giữa lý luận và thực tiễn. Thế
giới, sau khi Ph.Ăngghen qua đời, đã có nhưng biến đổi sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản
đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản đế quôc. Mâu thuẫn xã hội, những yêu cầu của
cuộc đấu tranh cách mạng đòi hỏi phải có lý luận cách mạng tiên phong dẫn dắt
phong trào, sinh thời C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố: “Chúng tôi không tỏ ra
là những nhà lý luận suông, tay cầm một nguyên lý có sẵn đây là chân lý hãy phục
tùng nó “Học thuyết của chúng tôi không phải là giáo Điều mà là kim chỉ nam cho
hành động”, V.I.Lênin đã làm công việc bổ sung và phát triển học thuyết Mác
theo yêu cầu của cuộc sống: yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản,
của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ông viết: “Chúng
ta không coi lý luận Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm;
trái lại chúng ta tin rằng lý thuyết đó chỉ đặt nền móng cho một môn khoa học mà
những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không
muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”. V.I.Lênin đã bổ sung và phát triển học
thuyết Mác trên cái nền móng mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên. Chính vì vậy
mà chủ nghĩa Mác đã được nối tiếp bằng chủ nghĩa Lênin và được đặt trong một từ
ghép là chủ nghĩa Mác - Lênin.
V.I.Lênin là người đầu tiên vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác vào thực tiễn nước Nga; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc
thành lập Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga - tiền thân của Đảng Cộng sản
Bônsêvích Nga, một đảng vô sản kiểu mới đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân
dân Nga làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, và thực hiện sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xô Viết; là người đưa chủ nghĩa Mác từ lý
luận trở thành hiện thực. Người tích cực đấu tranh cho chủ nghĩa quốc tế vô
sản, thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) để lãnh đạo phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, tập hợp mọi lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc.
Dưới ngọn cờ của V.I.Lênin, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết và
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành; chủ nghĩa phát xít bị tiêu
diệt; các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập dân tộc, làm cho hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã. Tên tuổi của Lênin đã gắn liền với
những cải biến cách mạng vĩ đại nhất trong xã hội loài người từ đầu thế kỷ XX
đến nay.
Với cách mạng
Việt Nam, tư tưởng của Lênin đã mở ra những chân trời mới, soi đường, chỉ lối
cho nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn vận dụng một cách sáng
tạo những tư tưởng của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tiến hành Cách
mạng tháng Tám 1945 thành công, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến,
lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc
lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế;
thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vô cùng cảm
động và hạnh phúc khi đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và Nhân dân Việt
Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà
còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Kỷ niệm 153 năm Ngày
sinh V.I.Lênin là dịp
để mỗi người dân Việt Nam tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn của Người, một
nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động thế giới, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm,
ra sức thi đua học tập, lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp, xây dựng đất nước phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày một giàu mạnh và văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét