Theo
số liệu thống kê của Trung ương Đoàn thì hiện nay có khoảng 95% thanh niên Việt
Nam sử dụng mạng xã hội. Đáng chú ý là khi tham gia mạng xã hội, đoàn viên,
thanh niên sẽ gặp phải những lời “chào mời” đầy hấp dẫn và cám dỗ. Nhẹ là những
lời mời mọc xem - nghe - đọc văn hóa phẩm đồi trụy; nặng thì tiếp xúc với các
thế lực phản động, cùng rất nhiều lời chào mời tham gia hội này, nhóm kia, thậm
chí có khi họ tự ý điền tên người dùng mạng xã hội vào các hội, nhóm bất kể chủ
tài khoản có đồng ý hay không. Vì lẽ đó, nhất định tổ chức đoàn phải tổ chức, tập
hợp thanh niên trên mạng xã hội, không để đoàn viên, thanh niên thiếu định hướng
trên mạng xã hội.
Trong
vài năm trở lại đây, công tác đoàn đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn rất ít sự
tương tác với thanh niên thông qua hình thức ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong khi đó, sự phát triển của mạng xã hội trong thời đại kỹ thuật số đang đòi
hỏi phương thức tập hợp, giáo dục thanh niên phải thay đổi cả về nội dung lẫn
hình thức. Thanh niên sử dụng mạng xã hội tức là họ đang tham gia vào quá trình
hội nhập toàn cầu. Giá trị mà các mạng xã hội đem đến cho thanh niên là không
thể phủ nhận nhưng tác động từ mặt trái của mạng xã hội cũng ẩn họa khó lường.
Cho nên, tổ chức đoàn cần thường xuyên xuất hiện trên mạng để kịp thời chia sẻ,
hỗ trợ thanh niên, để cái tốt, cái thiện đồng hành với thanh niên trên mạng xã
hội.
Chúng
ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người hiện
nay, như giúp ích cho công việc, tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ
cá nhân hay giải trí... Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm
ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống. Mạng
xã hội đã khiến nhiều đoàn viên, thanh niên xao nhãng việc học tập, mất đi quỹ
thời gian tự học, tham gia vào sân chơi không lành mạnh, dành quá nhiều thời
gian cho mạng xã hội mà lơ là rèn luyện bản thân; bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mạo
danh để thực hiện các hành vi lừa đảo hoặc chống phá Đảng, Nhà nước; bị cuốn
vào những trào lưu có dấu hiệu lệch chuẩn về văn hóa và lối sống từ mạng xã hội.
Không
có giải pháp nào hiệu quả và tối ưu hơn để khắc phục những mặt trái nêu trên từ
chính công tác quản lý của cơ quan chức năng và sự nhận thức, mục đích của người
sử dụng mạng xã hội. Muốn vậy, khi tham gia mạng xã hội phải tôn trọng hai
nguyên tắc:
Một là, gạn đục khơi trong: Để biết chọn
người kết bạn, chọn group để tham gia, chứ không thể tùy tiện kết bạn trên mạng
xã hội, không vội vàng đăng status, chia sẻ, like, trước khi vấn để chưa được
kiểm chứng một cách kỹ lưỡng. Đồng thời, cùng với đó là đoàn viên, thanh niên phải
đọc thêm, nghe thêm, hiểu thêm để xây dựng bản lĩnh cho chính mình.
Hai là, phải biết lên tiếng cho cái tốt.
Khi tiếp xúc các trang mạng có nội dung độc hại, chúng ta phải bình tĩnh, không
chia sẻ. Nếu chúng ta chia sẻ thì có thể nhiều người sẽ đọc và biết về thông
tin này nhiều hơn, vô tình ta tiếp tay cho kẻ xấu. Hãy hủy kết bạn với những
người thường đăng thông tin xấu, hãy ngừng like những trang mạng cung cấp thông
tin xấu và biết lên tiếng cho cái tốt.“Cái
xấu hoành hành, một phần là do những người tốt không lên tiếng”. Vì thế,
trong xã hội thông tin này, nếu đoàn viên, thanh niên xây dựng bản lĩnh tốt, nắm
vững công cụ hữu ích từ mạng xã hội sẽ đủ sức “đề kháng” với những thông tin xấu
độc.
Vì vậy, nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực
từ mạng xã hội đối với đoàn viên, thanh niên, cần có nhiều giải pháp, trong đó
giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn đoàn
viên, thanh niên. Do vậy, cần xác định công tác hướng dẫn, tuyên truyền sử dụng
mạng xã hội cho đoàn viên, thanh niên là nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc; tăng
cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên về mạng
xã hội, không để đoàn viên, thanh niên thiếu định hướng trên không gian mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét