Một
trong những chiêu bài mà các thế lực thù địch thường dùng trong thực hiện “diễn
biến hòa bình” để kích động, gây rối, gây mất ổn định chính trị - xã hội, chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm chống phá cách mạng Việt Nam là dân chủ,
nhân quyền. Nhân danh các tổ chức phản động thông qua các trang web có địa chỉ ở
nước ngoài, gần đây một số kẻ lại móc nối với những người cơ hội, bất mãn, suy
thoái về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam lại rộ lên vấn đề này với những giọng
điệu đã cũ. Chúng cho rằng, việc một số người tụ họp, móc nối, sử dụng các
trang web để bày tỏ chứng kiến, tuyên truyền về tình hình Việt Nam là thực hiện
quyền tự do dân chủ, tự do báo chí... Và vì thế chúng gọi những hành vi ấy là
“đấu tranh cho dân chủ” và những người đó là “nhà hoạt động dân chủ”; “nhà dân
chủ”...
Chúng
cho rằng, việc Nhà nước Việt Nam bắt giữ, xử lý những “nhà hoạt động dân chủ”
là vi phạm dân chủ, nhân quyền. Mặc dù đã quá lỗi thời nhưng khi nghe những giọng
điệu ấy, dư luận cả trong và ngoài nước vẫn rất bất bình. Cần phải khẳng định
ngay rằng, do bị chi phối bởi những động cơ và mục đích xấu xa là chống phá
cách mạng Việt Nam nên những kẻ thù địch đang cố tình hiểu sai về một nền dân
chủ chân chính, tiến bộ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Ngay từ
khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm
của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ
Trung ương do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân…”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nền dân chủ mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta tập trung xây dựng là một nền dân chủ mà ở đó quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm của công dân được gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau và được
thể hiện rõ nét trong các quan hệ giữa thành viên với cộng đồng, cá nhân với xã
hội, công dân với Nhà nước. Với tư cách là người làm chủ xã hội, công dân Việt
Nam không chỉ có quyền mà còn phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia xây dựng,
tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước là hội
tụ ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn dân. Bài học “lấy dân làm gốc” mà
Đảng ta đã đúc kết là sự thể hiện cô đọng tư tưởng dân chủ xã hội chủ
nghĩa.
Trong
nhiều văn kiện, đặc biệt là trong Cương lĩnh (1991) xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Đảng ta đã xác định “Cách mạng
là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”. Cũng như nhiều quốc
gia trên thế giới, ở Việt Nam dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; dân chủ
phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm. Mọi
hành vi đi ngược lại chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng đều bị coi vi
phạm pháp luật, là phản dân chủ. Ranh giới giữa dân chủ với phi dân chủ là rất
mong manh. Nếu không có luật pháp để quản lý, điều tiết thì dân chủ rất dễ bị
biến dạng thành những hành vi phản dân chủ. Sẽ là rất nguy hiểm nếu dân chủ
tách rời pháp luật.
Ở
Việt Nam không thể có thứ dân chủ vô tổ chức, dân chủ đứng ngoài pháp luật. Mọi
công dân, mọi tổ chức phải có bổn phận nói và làm theo đúng chuẩn mực, hợp hiến
và hợp pháp. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chính
là sự bảo đảm cho một nền dân chủ chân chính, tiến bộ và hiện đại. Những hành
vi trực tiếp liên lạc, cấu kết với một số tổ chức phản động và nhóm người Việt
lưu vong ở nước ngoài nhằm tuyên truyền xuyên tạc, mưu toan chống phá hòng lật
đổ chính quyền nhân dân của một số đối tượng trong thời gian qua là vi phạm
nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Đó hoàn toàn là hành vi phản dân chủ, phá hoại
dân chủ chứ đâu phải là “đấu tranh cho dân chủ” hay “nhà dân chủ” như các thế lực
thù địch thường rêu rao./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét