QUAN HỆ VIỆT – TRUNG
LÀ SỰ HIỆN THƯC HÓA
CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ
SẢN TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Biển Xanh
Hiện nay, trên các
trang mạng xã hội đang xuất hiện nhiều bài viết có thống tin sai lệch chống phá
mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Trung Quốc của các thế
lực thù địch, phản động. Các luận điệu này không mới, đại khái như: “Việt Nam
đang lệ thuộc vào Trung Quốc”; “Việt Nam đi đêm với Trung Quốc”…suy đến cùng
các luận điệu này là nhằm chống phá đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng
và Nhà nước ta, chia rẽ mối quan hệ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn
định lâu dài, hướng đến tương lai” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên trên
thực tế mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã chứng minh cho thế giới thấy rằng:
Quan hệ Việt – Trung là sự hiện thực hóa chủ nghĩa quốc tế vô sản trong thời đại
mới”, thành tựu từ mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam –
Trung Quốc là bức tranh sinh động nhất để đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của
các thế lực thù địch.
Như chúng ta đã biết,
cách đây hơn 72 năm, ngày 18/1/1950 đã đi vào lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
như một mốc son quan trọng. Sau khi được thành lập không lâu, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại
giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam). Trong chặng đường phát triển hợp tác, hai Ðảng, hai nước và nhân dân
hai nước đã kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý
báu, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Ðảng, Nhà nước Việt Nam đánh giá cao và không
bao giờ quên điều đó. Hơn 72 năm qua, quan hệ Việt - Trung tuy có lúc thăng trầm,
nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, tình hữu nghị do Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Ðông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công
vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần hiện thực
hóa chủ nghĩa quốc tế vô sản của giai cấp công nhân và mang lại lợi ích thiết
thực cho nhân dân hai nước.
Ðặc biệt, kể từ khi
bình thường hóa năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã phát triển sâu
rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc
phòng. Giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình
thức linh hoạt. Qua các chuyến thăm và tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai
nước đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường
tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng
chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ
Việt-Trung. Hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm
“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
(năm 1999) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
(năm 2005).
Hiện nay, tuy còn tồn tại
những vấn đề trên biển, nhưng hai bên có nhận thức chung quan trọng về việc kiểm
soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Ðông. Điều này được minh chứng:
Hai bên đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa, ký kết ngày 25 tháng 02 năm 2000; Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” (năm
2011), thiết lập và duy trì thường xuyên cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên
giới lãnh thổ, các cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao hai nước và ba cơ chế
đàm phán Nhóm công tác cấp chuyên viên Việt Nam-Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ, Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển,
Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển…
Những thành quả trong
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hơn 72 năm qua là tài sản quý báu của nhân dân hai
nước, là minh chứng của sự hiện thức hóa chủ nghĩa quốc tế vô sản của giai cấp
công nhân trong thời đại mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét