Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

NHẬN DIỆN MỘT SỐ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY

 

Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực đặc biệt, có vai trò quyết định đến tiến trình phát triển lâu dài của đất nước, không những thế, nó còn tác động đến mọi gia đình, mọi con người trong xã hội. Do đó, đây là lĩnh vực các thế lực thường xuyên tìm cách tác động theo mục đích của “Diễn biến hòa bình”.

  Mục tiêu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo là làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền của Nhà nước, dần dần đi đến thay đổi đường lối chính trị theo những mưu đồ của họ. Thực hiện mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn, một lĩnh vực cụ thể nào. Do đó, cần cảnh giác với một số luận điểm của các thế lực thù địch lợi dụng việc cải cách, đổi mới căn bản Giáo dục và Đào tạo để thực hiện mưu đồ ở những nội dung sau:

- Xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo. Một số yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo được họ khai thác triệt để, cho rằng đó là do lỗi của sự lãnh đạo và quản lý, ở đây họ chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà không hề thấy những thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được, những thành quả đó là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, họ còn xuyên tạc là do thể chế chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư tưởng cho nên chương trình, nội dung nặng nề và họ đòi bỏ phần giáo dục lý luận chính trị. Thực chất, bất cứ nền giáo dục nào cũng đều phải hướng đến mục tiêu đào tạo ra những thế hệ nguồn nhân lực có lý tưởng, biết vì dân tộc, vì quốc gia mình trên cơ sở nắm vững tri thức khoa học của nhân loại.

- Thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Hiện nay, cả hệ thống chính trị cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo đang đổi mới tự làm lành mạnh, trong sạch bên trong; quá trình này tất yếu phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển, đương nhiên những cái đó cần được lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc lên án này không được quy chụp cho cả hệ thống chính trị và ngành giáo dục, không được xuyên tạc từ một vài hiện tượng để đi đến kết luận bản chất. Hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có ở mọi quốc gia, mọi nền giáo dục, ngay ở các nước phương Tây và Mỹ cũng không tránh được những hiện tượng này. Việc vi phạm pháp luật trong tuyển sinh ở một số địa phương vừa qua tại các tỉnh phía Bắc đã có pháp luật giải quyết, không được nhân đó bôi nhọ thanh danh của một số đồng chí lãnh đạo, vơ thêm các địa phương khác đang rất nghiêm túc, rất minh bạch trong công tác này.

- Sùng ngoại, bài nội trong vấn đề giáo dục, một số người chưa biết giáo dục các nước như thế nào, nhưng lại nức tiếng khen họ và chê bai nền giáo dục nước nhà. Một số khác cố gắng dành dụm để cho con mình ra nước ngoài học bằng được để mong con mình hơn con người; cứ tưởng học được như vậy là tài và nói xấu, chê bai giáo dục nước nhà, cho là lạc hậu, yếu kém; học xong không trở về quê hương để phục vụ, đóng góp sáng kiến cho dân tộc phát triển. Giáo dục nước ngoài mặt này, mặt khác tiến bộ khi chúng ta nhìn vào, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả trong điều kiện cụ thể của nước ta, cho nên chúng ta chỉ có thể tham khảo, tiếp thu những điểm, những cách làm xét thấy phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta không đóng cửa mà sẳn sàng giao lưu với các nền giáo dục khác, nhưng cũng không thái quá trong vấn đề mở cửa giáo dục.

- Ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo dục phương Tây và Mỹ coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”. Nguy hiểm hơn, họ còn đòi loại bỏ các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi chương trình đào tạo; giảng viên, sinh viên phải được tự do về tư tưởng, không bị chi phối hoặc phụ thuộc vào bất cứ hệ tư tưởng nào.   

1 nhận xét: