“VĂN HÓA,
VĂN NGHỆ ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ ?” – QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI VĂN HÓA
Nam Đính
Các thế lực thù địch luôn tìm
mọi cách để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa như: chúng đòi “văn hóa, văn nghệ đứng ngoài
chính trị”. Đây là quan điểm phản động về chính trị và phản
khoa học nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa, văn nghệ; xuyên tạc
mục tiêu hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ, nhân văn, vì nhân dân, vì con
người của văn hóa, văn học, nghệ thuật cách mạng nước ta. Quan điểm của Đảng trong Văn
kiện Đại hội XIII nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức
mạnh con người Việt Nam là một bước phát triển tư duy của Đảng về văn hóa phù hợp
với tình hình, thể hiện khát vọng của dân tộc và con người Việt Nam. Quan điểm
đúng đắn này của Đảng là cơ sở để đấu tranh bác bỏ mọi luận điệu và hành vi sai
trái chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa. Trong tình hình
hiện nay, văn hóa được Đảng và Nhà nước xác định tiếp tục là lĩnh vực quan trọng
trong công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, trong đó xây dựng đạo đức,
lối sống con người Việt Nam là một trong những nội dung thiết yếu cần phải được
quan tâm.
Quan điểm xây dựng và phát
huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng là cơ sở để chúng ta tiếp tục khẳng định tính chất khoa học,
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch trần các quan
điểm sai trái, thù địch về văn hóa; chống chiến tranh tâm lý gây chia rẽ, nghi
ngờ trong nội bộ Đảng, Nhà nước, nhân dân.
Quan điểm xây dựng và phát huy giá trị
văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là cơ
sở để xác định nội dung đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển, phát huy giá trị, sức
mạnh con người; đấu tranh bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử;
đấu tranh bảo vệ công cuộc xây dựng nền văn hóa và đời sống văn hóa của nhân
dân Việt Nam theo đường lối, quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới; đấu
tranh bảo vệ vai trò, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối
với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh phát hiện, kịp thời triệt
tiêu các nguyên nhân, điều kiện phát sinh và khắc phục triệt để những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng văn hóa, đạo đức lối sống trong đời
sống xã hội…Quan điểm xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người
Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là cơ sở để đấu tranh chống sự xâm nhập những sản
phẩm văn hóa xấu độc, phản động từ bên ngoài, đòi du nhập văn hóa nước ngoài bằng
mọi giá, coi nhẹ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi văn hóa, con người là một động lực
quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh một
trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: “Phát huy sức mạnh mềm
của văn hóa Việt Nam” để góp phần khơi dậy nguồn năng lực nội sinh to lớn của
văn hóa dân tộc và con người Việt Nam đã được hun đúc, bồi đắp, kết tinh trong
hành trình lịch sử mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Văn hóa là sự tích tụ sâu thẳm truyền
thống của mỗi quốc gia, dân tộc, nó nằm ở vỉa sâu nên không dễ tác động tức
thời, nhanh chóng như một số yếu tố, lĩnh vực khác; nhưng văn hóa lại có sức
mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn mà nếu biết khai thác đúng lúc, phát huy đúng chỗ
thì có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội, đất nước. Những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta trong hơn 3 thập niên đổi mới vừa qua là
sự tích hợp nhiều yếu tố, trong đó có động lực sâu xa là Đảng, Nhà nước ta ngày
càng coi trọng, phát huy cao độ nhân tố con người và yếu tố văn hóa để góp phần
thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét