Công Tâm
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay kém phát triển; không phân biệt do một đảng hay do đa đảng đối lập lãnh đạo. Trên thế giới, tham nhũng đã có từ xa xưa và hiện nay đang là vấn nạn nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, nó tác động tiêu cực đến sự phát triển, làm trầm trọng thêm vấn đề bạo lực và sự bất ổn, lo lắng của mọi người dân.
Tệ tham
nhũng đã được Đảng, Nhà nước ta nhận diện và thẳng thắn chỉ ra ngay từ thời kỳ
xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ sau năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
coi tham nhũng, quan liêu, lãng phí là giặc nội xâm, kẻ thù của nhân dân. Trong
các văn kiện của Đảng, pháp luật của nhà nước đều nói đến tệ nạn này, nhất là
trong thời kỳ đổi mới. Không dừng lại ở nhận diện, Đảng và Nhà nước ta luôn coi
đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng, đồng thời xác định phòng chống tham nhũng là một trong những đối
sách phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Qua đó, cho
thấy phòng chống tham nhũng ở nước ta được triển khai một cách quyết liệt, toàn
diện. Việc chỉ đạo công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã có chất lượng,
hiệu quả hơn; hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng tích cực, chủ động
hơn…
Song, những năm qua,
các thế lực thù địch đã ra sức khai thác, lợi dụng triệt để một số vụ án tham
nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng phòng chống tham nhũng để xuyên tạc,
chống phá công cuộc Đổi mới và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Thủ
đoạn phổ biến của chúng là tuyệt đối hóa phần đánh giá hạn chế trong các báo
cáo, kết luận của Đảng và Nhà nước ta về tham nhũng và phòng chống tham nhũng;
hoặc lấy vi phạm của một số cán bộ, đảng viên, một số vụ việc, vụ án trọng điểm
đang được chỉ đạo, xử lý để “phóng đại” thành tình hình chung. Chúng tách rời
tham nhũng với công tác phòng chống tham nhũng để “khoét sâu nội bộ”, đổ lỗi do
năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của người đứng đầu, cho rằng “vì duy trì
chế độ độc Đảng”, nên dẫn tới sai lầm về đường lối và tất yếu để xảy ra tham
nhũng, hòng hạ thấp uy tín của Đảng ta, chia rẽ, gây mất đoàn kết trong hàng
ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp; làm giảm sút lòng tin của xã hội vào sự lãnh đạo
của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và bộ máy chính quyền các cấp; chia rẽ
Đảng, Nhà nước với nhân dân. Từ những luận điệu mơ hồ đó, chúng tuyên truyền,
tung hô: “Phải thực hiện đa nguyên, đa đảng” và “chỉ có từ bỏ chủ nghĩa xã hội
và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản thì Việt Nam mới hết tham nhũng…”.
Đồng
thời, chúng còn triệt để tận dụng internet để đăng tải các bài viết kèm thông
tin, số liệu đã được “xào xáo”, cắt ghép hình ảnh cán bộ vào các thông tin số
liệu đó một cách trắng trợn; rồi đưa các phim phóng sự, phỏng vấn, bình luận
với sự suy diễn, áp đặt chủ quan, xuyên tạc… hòng tác động đa chiều vào dư luận
xã hội, làm dấy lên những băn khoăn, lo lắng, nghi hoặc trong nhân dân. Đồng
thời chúng cũng lợi dụng một số bức xúc ở một vài nhóm dân cư để âm mưu kích
động, tạo thành các “điểm nóng”, nhằm gây rối về an ninh chính trị từ cơ sở…
Hiện nay, tham nhũng
vẫn đang là vấn nạn phức tạp; bên cạnh đó, do tác động mặt trái của cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế lên những giá trị đạo đức, quan niệm sống, nhân cách
con người… làm cho tham nhũng vẫn còn “đất” để bám rễ, tồn tại. Nó tiếp tục là
nguy cơ, thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn xã hội phải quyết
liệt, nỗ lực và hiệu quả hơn nữa trong phòng chống tham nhũng. Để phòng chống
tham nhũng một cách có hiệu quả chúng cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng,
chính quyền và người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật
về quản lý kinh tế, xã hội và những quy định về phòng, chống tham nhũng; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
chủ trì các cấp có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội,
Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Cùng với đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả phòng
chống tham nhũng, chúng ta cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, chủ động đấu tranh
vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tham nhũng và công tác phòng chống tham
nhũng để chống Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét