TÀ ĐẠO MIỀN ĐẤT HỨA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ
Đại úy Trần Bá Tước
Lớp CH TLH 2022, Hệ 5
Thời gian qua, hoạt động của các tà
đạo đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa và tình hình an ninh, trật
tự ở một số địa phương. Một số tà đạo bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng
kích động hoạt động chống chính quyền nhân dân; thuyết giảng “kinh sách” có nội
dung phê phán, đi ngược lại với văn hóa truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục
của dân tộc.
Thông qua nghiên cứu, ta có thể phân
chia tà đạo thành hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất có nguồn gốc hình thành liên
quan đến các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, điển hình như các tà đạo: Tin
lành Đề Ga, Hà Mòn, Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam, Bà Cô Dợ... có nguồn gốc và bản chất
liên quan đến Tin lành; các tà đạo: Đạo Tràng Hương Quảng, Pháp môn Di Lặc, Bửu
Tòa Tam giáo... có nguồn gốc và bản chất gắn với Phật giáo, Đạo giáo. Nhóm thứ
hai có nguồn gốc từ nước ngoài truyền vào Việt Nam, như: Thanh Hải Vô Thượng
sư, Pháp Luân Công, Canh tân đặc sủng... Nhóm này mang tính lai tạp giữa một số
tôn giáo khác nhau, như: Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên
dù thuộc nhóm nào thì đặc điểm chung của các tà đạo này luôn tự coi mình là một
tổ chức tôn giáo; giáo lý của họ chỉ là sự vay mượn hay chính xác hơn là xuyên
tạc, bóp méo giáo lý của các tôn giáo khác theo hướng mê tín dị đoan để phục vụ
cho ý đồ của những kẻ cầm đầu.
Từ thực tiễn hoạt động của các tà đạo
trong thời gian vừa qua, để
ngăn chặn, đẩy lùi và triệt tiêu các tà đạo
này, chúng ta cần làm tốt một số nội dung sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, cần tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho người dân, làm cho người dân hiểu rõ đâu là chính
đạo, đâu là tà đạo, tác hại của các tà đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần
của người dân và toàn xã hội. Từ đó tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống
hoạt động của các tà đạo.
Hai là: Làm tốt công tác xây dựng đời
sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh cho mọi người dân nhằm tạo “sức đề
kháng”, “miễn dịch” mạnh mẽ trước hoạt động của các tà đạo. Đây là một nội
dung mang tính then chốt mà chung ta cần quan tâm thực hiện, bởi khi người dân
có được cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh thì đó chính
là bức tường thành vững chắc ngăn không cho các tà đạo bám rễ và phát triển được.
Ba là: Thực hiện “3 bám, 4 cùng, 5 có”
với nhân dân để bám nắm địa bàn cũng như nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân
dân, từ đó có các biện pháp, cách thức đúng đắn trong xây dựng và phát triển địa
bàn. Chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động
lôi kéo, thu hút người tham gia các hội nhóm tà đạo để triển khai các biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh.
Bốn là: Tăng cường củng cố quốc phòng,
an ninh, bảo đảm ổn định ANCT-TTATXH tại địa phương, làm tốt công tác nắm tình
hình, giải quyết có hiệu quả tình hình nổi lên liên quan đến AN-TT, an ninh
nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Đồng thời, luôn nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
và các tai, tệ nạn xã hội, các hành vi lợi dụng tự do, dân chủ, dân tộc, tôn
giáo.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo; đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Do đó, việc xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như việc tuyên truyền các tà đạo vào đời sống nhân dân nhằm gây mê tín dị đoan, lôi kéo, kích động Nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương là việc nên làm và cần làm để giữ gìn sự chính thống của các tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét