LỜI BỊA ĐẶT, KÍCH ĐỘNG NGUY HIỂM CỦA
NGUYÊN THẠCH
Công
Tâm
Mới đây, trên trang danlambaovn.blogspot có đăng bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam một
bè lũ phản bội dân tộc nhất lịch sử” của tác giả Nguyên Thạch. Ngay
đầu bài báo, Nguyên Thạch cho
rằng những điều Y nói ra, viết ra “chẳng những là điều khẳng định
mà còn là lời cảnh báo cho toàn thể dân tộc để hiểu được rằng
chúng ta đang mất nước”. Thoạt nghe, mọi người dân Việt Nam thật sửng
sốt, bởi
họ đang sống trong một đất nước thanh bình vậy cớ sao Nguyên Thạch
lại nói là mất nước? Tại
sao “đây là lời khẳng định” của Nguyên Thạch lại còn là “lời cảnh
báo” gì nữa? Phải chăng Y đang bị bệnh tâm thần? Tự lời lẽ của Y đã toát lên bản chất lưu manh, phản động.
Thực
tế lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến nhân dân ta lầm than vì mất
nước. Đã có nhiều nông dân, sĩ phu yêu nước đứng lên tập hợp nhân dân
khởi nghĩa để giành lại độc lập cho dân tộc nhưng đều bị thất bại,
nhân dân ta bị dìm trong các bể máu của kẻ thù cướp nước vì chưa có
đường lối cách mạng đúng đắn. Và chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, một học thuyết cách mạng,
khoa học, mang đầy tính nhân văn cao cả truyền bá vào Việt Nam, thổi
bùng lên ngọn lửa cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người. Từ đó nhân dân ta một lòng theo Đảng
và Bác Hồ đoàn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất, vùng
lên đấu tranh giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, đưa nhân dân lao động thoát khỏi kiếp ngựa trâu, trở thành
người làm chủ thật sự của đất nước. Tiếp đó, Đảng lãnh đạo nhân
dân ta kháng chiến trường kỳ, đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc,
đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đưa dân tộc Việt Nam trở
thành tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở thế
kỷ XX. Điều này được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới
thừa nhận, trong đó có cả nhân dân Pháp và Mỹ.
Hơn
nữa, do lịch sử để lại, không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trong khu
vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á đều có những tranh chấp trên biển. Cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta đang diễn ra rất phức tạp trong bối cảnh thế giới hội nhập,
vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Đảng, Nhà nước ta chủ trương kiên trì
đấu tranh giải quyết những tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa
bình, đúng nguyên tắc Công ước Quốc tế 1982 về biển; chúng ta phải
rất tỉnh táo, không manh động để tránh mắc mưu của các thế lực thù
địch. Lịch sử đã phản ánh rõ, sau Hiệp định Pa ri 27/01/1973, quân
đội Mỹ rút khỏi miền Nam, để lại lực lượng không quân và hải quân
hùng mạnh cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa được các giới quân sự xếp
đứng hàng thứ 6 trên thế giới, mạnh hơn cả lực lượng không quân và
hải quân Trung Quốc lúc đó. Vậy cớ sao Quân đội Việt Nam Cộng hòa
lại để mất quần đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974? để lại hậu quả vô
cùng khó khăn như bây giờ. Điều này chắc cha mẹ Nguyên Thạch và bản
thân Y - những kẻ đã từng phụng sự trong Chính quyền Việt Nam Cộng
hòa trước đây hiểu rõ hơn ai hết sự kiện này.
Như
vậy, chiến tranh đã lùi xa, cả nước đang được hưởng những ngày tháng thanh
bình, đang ra sức thi đua xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh và hạnh phúc
chứ đâu như những lời bịa đặt kích động xảo trá của Nguyên Thạch. Chúng ta phải
hết sức cảnh giác với những luận điệu phản động của các thế lực thù địch và
tích cực xây dựng, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng, đưa đất nước ta
ngày càng phát triển, thịnh vượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét