Lại chiêu trò cũ khi Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025
Trung tá Trương
Văn Thanh
Lớp CH KTCT 2022
Tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc (LHQ) theo hình thức trực tuyến vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ, Phó
Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng
cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ
nhiệm kỳ 2023-2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên LHQ ủng hộ
và hoan nghênh, tuy nhiên một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi tới
các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) Cái gọi là “thư ngỏ”
nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
nhiệm kỳ 2023-2025.
Với việc thường xuyên nhai đi nhai lại chiêu bài cũ rích
“đâm bị thóc, chọc bị gạo” vấn đề nhân quyền của các quốc gia mà họ thù địch,
thì vài tổ chức “tự xưng là “nhân danh quốc tế” về nhân quyền này đã làm được
gì để quyền con người trên thế giới tốt đẹp hơn? Thật lố bịch và trơ trẽn khi họ
lại tự cho mình có quyền phán xét, mặc cả, ra điều kiện về nhân quyền đối với
các quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.
Thật nực cười khi mà những người này họ cố tình tô vẽ tình
hình tại Việt Nam thông qua một lăng kính méo mó khi mà họ không được mắt thấy,
tai nghe, tiếp nhận thông tin sai lệch nên họ mới đưa ra kiến nghị rằng “Việt
Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân
thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền (HRC)”. Rồi
họ chụp mũ cho rằng: Tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam như đàn áp các
tổ chức phi chính phủ, các nhà báo độc lập, các nhóm tôn giáo, những người bảo
vệ môi trường và đất đai, những người ủng hộ nhân quyền...
Trong khi đó, báo cáo của họ lại phớt lờ, không đề cập đến
những thành tựu với sự nỗ lực không mệt mỏi mà Việt Nam đã đạt được khi phấn đấu
cho quyền con người. Những thành tựu ấy không chỉ được “tai nghe, mắt thấy” ở
Việt Nam, mà còn được chính các tổ chức lớn của LHQ báo cáo, đánh giá định kỳ,
như Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP); Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay
chính Hội đồng Nhân quyền (HRC)...
Không chỉ dịp này, năm nào cũng vậy, họ luôn cùng nhau “tiền
hô hậu ủng” để cho ra đời những bản báo cáo về nhân quyền đầy màu sắc chính trị,
sai sự thật để chống phá Việt Nam và một số quốc gia mà họ cho là đối lập về hệ
tư tưởng. Vấn đề ở đây cần nói rõ, những tổ chức nhân danh nhân quyền trên
không có tư cách để đánh giá, chấm điểm, xếp loại về nhân quyền ở Việt Nam, chứ
chưa nói đến việc làm sai trái khi cố tình gửi yêu sách đến LHQ.
Chính lịch sử hàng trăm năm đấu tranh cho sự tiến bộ của
loài người, vì quyền con người, các quốc gia trong mái nhà chung LHQ đã thống
nhất một quan điểm: “Áp đặt tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền cho một quốc gia là
vô lý”. Các nước trên thế giới ở những trình độ phát triển khác nhau, thể chế
chính trị khác nhau nên không thể lấy giá trị, tiêu chuẩn về dân chủ, nhân quyền
của nước này áp đặt cho nước khác. Các văn kiện pháp lý về quyền con người được
LHQ quy định rất rõ ràng. Không quốc gia nào, kể cả LHQ, có quyền can thiệp vào
công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia, chứ đừng nói gì đến các tổ chức
nhân danh. Mục 7, Điều 2, Chương I, Hiến chương LHQ khẳng định: “Hiến chương
này hoàn toàn không cho phép LHQ được can thiệp vào những công việc thực chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào...”.
Trong môi trường hội nhập, sự trao đổi, hợp tác, đối thoại
trên lĩnh vực quốc tế về nhân quyền là rất quan trọng, vì có thể bổ sung thêm
cơ chế, kinh nghiệm trong việc bảo đảm quyền con người, tuy nhiên, theo các quy
định pháp lý, nó chỉ nhằm bổ sung chứ không thể thay thế các cơ chế về bảo đảm
quyền con người đang vận hành tại các quốc gia.
Vậy thì mấy tổ chức nhân danh nhân quyền kia lấy tư cách gì để
đòi tước tư cách một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam? Họ chẳng có tư cách
gì!
Cùng với việc bác bỏ nội dung sai sự thật, không khách quan
với định kiến xấu mà một số tổ chức nhân danh nhân quyền quốc tế đã đưa ra về
tình hình Việt Nam, ngày 22-9, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, về
việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, những nỗ lực và thành tựu
của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người trong thời gian vừa qua đã
được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Việc lần thứ hai Việt Nam ứng cử tham gia Hội đồng Nhân quyền
LHQ thể hiện đường lối, định hướng phát triển của Việt Nam là hết sức đúng đắn,
thể hiện ở chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định những chính sách
phát triển về quyền con người, lấy con người làm trung tâm. Sự điều hành của
Chính phủ Việt Nam cũng hết sức quyết liệt, đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở những
nỗ lực, ý thức của người dân trong việc chấp hành, làm theo quan điểm, đường lối,
chủ trương của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã kêu gọi, vận động người dân ủng hộ,
tuân thủ chính sách, đồng thời đem lại quyền lợi cho người dân, bảo đảm quyền
chính đáng của cộng đồng.
Đặc biệt, sự ủng hộ của quốc tế trong thời gian qua đã cho
thấy, Việt Nam đang đi đúng hướng. Điều này được thể hiện rõ nét qua công tác
phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Chính phủ đã triển khai hành động kịp
thời, quyết liệt, coi việc bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người dân là ưu tiên
cao nhất trong mọi chính sách, chương trình hành động; nỗ lực đẩy mạnh vấn đề
an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cộng đồng quốc tế đã ca ngợi,
ghi nhận Việt Nam như là hình mẫu trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết
quả này có được là nhờ sự nỗ lực hành động về quyền con người, luôn đặt con người
làm trung tâm trong mọi chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ
Công An), Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ cho
biết, việc ASEAN đặt niềm tin cho Việt Nam tham gia vào Hội đồng nhân quyền, một
tổ chức quan trọng của LHQ, đã thể hiện sự thống nhất trong ASEAN cũng như sự
tín nhiệm của ASEAN đối với Việt Nam. Có được điều này chính là nhờ những nỗ lực,
thành tựu của Đảng, Nhà nước, đạt được qua việc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đàm quyền công dân, quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp sửa đổi năm
2013.
Chỉ số phát triền con người (HDI) ở Việt Nam đã tăng 45,8%
trong giai đoạn 1990 - 2019, đưa Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tốc độ
tăng HDI cao nhất trên thế giới. Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc của LHQ năm
2020, Việt Nam đứng thứ 83/156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với
năm 2019. Các chuyên gia LHQ nhận định, chỉ số của Việt Nam đã tăng vượt bậc, bắt
nguồn từ những ưu tiên, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng, phát
triển quyền con người, thúc đẩy bình đẳng xã hội.
Cùng với đó, các thành tựu trong công tác xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những điểm sáng của Việt Nam và được
quốc tế ghi nhận. Năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành “Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo”, về đích trước 10 năm so với thời hạn (thời
hạn là năm 2015). Việc triển khai giảm nghèo bền vững hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo
trên cả nước giảm còn khoảng 2,7%.
Việc thực hiện quyền con người theo cơ chế rà soát định kì
phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng đã được Việt Nam triển khai hết
sức nghiêm túc và hiệu quả. Trong chu kỳ I và II, Việt Nam đã trình bày và bảo
vệ thành công báo cáo quốc gia, đồng thời tiếp thu những đóng góp của các quốc
gia khác.
Và một điều không thể không nhắc tới, đó là những kinh nghiệm,
nỗ lực của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ
2014-2018, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (2020-2021) và vai trò
chủ tịch ASEAN 2020, đã tạo tiền đề, cơ sở để củng cố niềm tin của các nước
ASEAN trong việc đề cử Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Bất cứ hành vi lợi dụng quyền tự do để xâm phạm lợi ích của
đất nước, tổ chức và cá nhân đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Điều 19 về
công ước, về quyền dân sự, chính trị năm 1966 nêu rõ, quyền tự do ngôn luận phải
có một số hạn chế nhất định. Các hạn chế này được quy định bằng pháp luật, tôn
trọng các quyền, uy tín của người khác, nhằm bảo vệ quốc gia, trật tự xã hội. Tự
do ngôn luận không phải quyền tự do tuyệt đối.
Các thế lực thù địch lên án Việt Nam bắt giữ những đối tượng
tự xưng là “cây bút đấu tranh cho dân chủ” thực chất là những đối tượng vi phạm
pháp luật, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do công
dân với mọi hình thức.
Liên quan quyền tự do thông tin, tự do báo chí ở Việt Nam, Đại
sứ Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực
của Chính phủ Việt Nam, các cơ quan ban ngành liên quan trong việc tạo dựng các
nguồn thông tin. Người dân có thể tìm thấy mọi thông tin ở trên mạng, có thể
dùng được cả Facebook, Youtube và các mạng xã hội khác mà không gặp bất kỳ vấn
đề gì. Đại sứ Saadi Salama cho rằng, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề
mở cửa, hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho những người sinh sống,
làm việc ở Việt Nam. Việt Nam mong muốn làm bạn của tất cả quốc gia để khẳng định
giá trị của quyền con người. Việc Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền
LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là cơ hội rất quan trọng đối với Việt Nam.
Có thể nói, việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ
nhiệm kỳ 2023-2025 đã thể hiện mong muốn của Việt Nam trong việc đóng góp vào
các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đồng thời
nó cũng khẳng định rằng, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng để ứng cử vào tổ chức
này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét