CHỦ
ĐỘNG ĐẤU TRANH VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ MẠO DANH ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong
thời gian gần đây thế lực thù địch ở cả trong và ngoài nước vẫn tiếp tục thực
hiện chiêu trò tuy không mới nhưng mức độ tinh vi và xảo quyệt ngày càng gia
tăng, đó là giả mạo tên tuổi, thậm chí cả hình ảnh, chữ ký của các lão thành
cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận
Tổ quốc và cán bộ có chức vụ cao ở một số bộ, ngành… hoặc núp dưới danh nghĩa:
“Tuổi trẻ yêu nước”; “Bảo vệ nhân quyền”; “Vì biển đảo Việt Nam”; “Chống tham
nhũng, tiêu cực”; “Sáng kiến pháp lý Việt Nam”; “Kết nối yêu thương”, “Trại
cháu Bác Hồ”… giả danh cơ quan chức năng để qua đó móc nối, tung tin bịa đặt,
gieo rắc sự hoài nghi trong xã hội, nhất là trước những sự kiện, vấn đề nhạy
cảm.
Đây
là chiêu trò hết sức nham hiểm bởi nó không chỉ gây phương hại cho người bị mạo
danh là các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, lão thành cách mạng, mà còn gây ra sự
hoang mang trong một bộ phận quần chúng nhân dân, hạ thấp vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, chia rẽ mối quan hệ máu thịt quân -
dân nhằm vô hiệu hóa vai trò và sức mạnh chiến đấu của Đảng ta, của Quân đội
Nhân dân Việt Nam.
Với
lối chống phá của chúng cũng rất công phu và kiên trì chúng sử dụng những
website, Fanpage Facebook, Youtube… có những bài viết, những thông tin đúng;
tuy nhiên, phần nhiều vẫn là các bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật, …
Nhưng sự tinh vi ở những bài viết này là họ không nói trực diện, hướng dư luận
theo kiểu “phải trái phân minh” một cách rõ ràng mà thường lập lờ để dư luận tự
phán xét, bày tỏ thái độ, quan điểm. Cũng có khi cùng một bài viết, hầu hết
thông tin là chính xác, họ chỉ cài vào trong đó một vài thông tin thiên lệch dễ
khiến người đọc tin là thật và như vậy đã được chúng xem là thành công. Ngoài
ra chúng thực hiện thủ đoạn “mưa dầm thấm lâu”, nói một lần chưa tin thì nói
nhiều lần ắt phải tin; bài trước lái một chút, bài sau lái một chút… trường hợp
người đọc không tỉnh táo rất dễ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và hành vi sai
trái,
Do
vậy, trong biển thông tin trên không gian mạng hiện nay, để không bị “chết
đuối” trước sự tác động của những “con sóng” thông tin nhiễu loạn, mỗi chúng ta
cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng; nói,
viết và làm theo Nghị quyết và các kênh thông tin chính thống; hết sức tỉnh
táo, đề cao cảnh giác và tích cực chủ động đấu tranh vạch trần chiêu trò mạo
danh để chống phá cách mạng mà các thế lực thù địch, phản động đang thực hiện
trên không gian mạng hiện nay; kịp thời bóc gỡ những trang website, Fanpage
Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội giả mạo, xấu, độc khác đã góp phần
rất quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội. Thường xuyên đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân nắm chắc các
quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng; nâng cao cảnh giác trước
những âm mưu, thủ đoạn, chiêu thức tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch,
phản động. Trang bị cho nhân nhân, thế hệ trẻ những kiến thức, kinh nghiệm cần
thiết khi tham gia mạng xã hội và tiếp cận với các thông tin từ mạng xã hội,
đặc biệt là kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá trên
mạng xã hội của các thế lực thù địch, phản động.
THẾ GIỚI VẪN CÒN NỢ VIỆT NAM MỘT LỜI XIN LỖI
44 năm trước, phần lớn thế giới đều nghĩ rằng Việt Nam xâm lược
Campuchia. Bắt đầu thời khắc ấy, Việt Nam vừa phải chịu những lệnh cấm vận, vừa
phải mang tiếng xâm lược, vừa bị mang tiếng ngụy tạo các bằng chứng về việc
người Việt Nam bị diệt chủng. Bao nhiêu nỗ lực chiến đấu, tạo dựng hình ảnh về
một Việt Nam yêu chính nghĩa, chiến đấu vì độc lập tự do dường như tan biến đi…
Tới tận hôm nay, vấn đề 44 năm trước ấy cuối cùng cũng đã kết
thúc. Khieu Samphan, 91 tuổi, cựu lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ bị Tòa án
Campuchia dưới sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc đã nhận phán quyết cuối cùng về
việc Khmer Đỏ đã vi phạm các công ước quốc tế, diệt chủng chống lại loài người
và diệt chủng người Việt Nam, bao gồm người Việt Nam tại Campuchia và người
Việt Nam sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Cách đây 44 năm, khi chúng ta đưa ra các bằng chứng trước quốc
tế về việc người Việt Nam bị diệt chủng, chúng ta bị nói là tạo bằng chứng giả
và bị lên án là "làm phức tạp thêm tình hình". Và phán quyết hôm nay,
theo như UCA News, việc tàn sát người Việt Nam là thật, không phải giả dối.
Một phần bản án mô tả Khieu Samphan đã tham gia tàn sát hàng
loạt người Việt Nam, kích động các cuộc chiến tranh quấy rối và nhắm đến việc
diệt chủng... Bản án cũng nhắc về những tội ác diệt chủng ở nhà tù S-21 Tuol
Sleng, nơi mà nhiều người Việt Nam đã bị bắt đến, tra tấn, bỏ đói, hành hạ và
gục chết.
Đây là phán quyết được cho là cuối cùng liên quan tới các lãnh
đạo cấp cao nhất của Khmer Đỏ và được mô tả là “cánh cổng khép lại một thời kỳ
đen tối”.
44 năm trước, phần lớn thế giới nói rằng “Việt Nam xâm lược
Campuchua”, nhưng hiện tại, quan điểm đó đã được thay đổi và nhiều người đã
không còn sử dụng mệnh đề trên nữa…
Tờ The Guardian viết rằng "Khmer Đỏ đã bị lật đổ bởi những
người bất đồng đối lập và quân đội Việt Nam". Tờ Al Jazeera viết rằng:
"Thủ lĩnh Hunsen của Campuchia quay trở lại cùng quân đội Việt Nam lật đổ
Pol Pot". Nhà báo Andrew Haffner bình luận “phiên tòa đã bóc trần toàn bộ
sự thật về Khmer Đỏ, một chế độ đã bị lật đổ bởi Việt Nam và những người
Campuchia yêu nước”.
Tờ ABC News ghi: "Thủ thưởng Hunsen từng đào tẩu và chạy
sang nước láng giềng Việt Nam, nơi ông tham gia lực lượng do Việt Nam hậu thuẫn
để lật đổ Pol Pot”. Tờ Barron Daily: "Khmer Đỏ bị quân đội do Việt Nam hậu
thuẫn lật đổ vào năm 1979".
44 năm là một thời gian dài… Trong 44 năm ấy, Việt Nam đã trải
qua những thời khắc rất cay đắng, phải đối diện với nhiều kẻ thù, phải căng
mình ở hai đầu Bắc - Nam...
Mất 44 năm để một tội ác diệt chủng được chính thức kết thúc,
mất 44 năm để người ta đi đến kết luận cuối cùng rằng những người Việt Nam đã
diệt chủng đau đớn ra sao. Theo Euronews, trong 44 năm qua, Khieu Samphan luôn
phủ nhận tội ác diệt chủng đối với người Việt Nam. Người ta hỏi ông rằng:
"Ông là người chỉ huy, là một lãnh đạo, tại sao ông ấy không biết được?"
- Chum Mey, 91 tuổi, người được quân đội Việt Nam giải cứu khỏi nhà tù S-21
Tuol Sleng.
Và đến hôm nay, ông ta không thể phủ nhận nữa và đã phải cúi
đầu…./.
Sau 44 năm, công lý cuối cùng cũng đã được thực thi và có lẽ,
thế giới vẫn nợ Việt Nam một lời xin lỗi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét