CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ LÝ LUẬN THÀNH HIỆN
THỰC
CuBin
Thế kỷ XX đã đi qua, chúng ta đang sống những thập niên đầu của thế kỷ
XXI - thế kỷ cách mạng 4.0 và kinh tế tri thức. Nhưng những gì đã diễn ra ở thế
kỷ XX vẫn còn in đậm trong mỗi trái tim, khối óc của chúng ta. Bởi đó, là một
thế kỷ cách mạng sôi nổi, hào hùng, oanh liệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm1917 là một mốc son lịch sử chói lọi không thể phai mờ trong
ký ức của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới. Bởi vì, Cách mạng Tháng Mười Nga
chỉ với “Mười ngày làm dung chuyển thế giới”; như “tiếng sét nổ giữa bầu trời”
đã biến chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực trên 1/6 trái đất, mở ra thời
đại mới - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế
giới.
1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
hiện thực là một tất yếu khách quan hợp qui luật phát triển của lịch sử.
Theo Các Mác - Ph.Ăngghen: Lịch
sử chẳng qua là sự hoạt động của con người theo đuổi những mục đích của chính
mình, nhưng không phải tùy tiện mà tuân theo những qui luật khách quan (Duy vật
lịch sử). Động lực chính của sự phát triển lịch sử là do: lao động sản xuất,
nghiên cứu khoa học và đấu tranh cách mạng. Yếu tố xét đến cùng của sự phát
triển xã hội là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trong đó con
người giữ vai trò quyết định. Quá trình phát
triển của lịch sử xã hội loài người là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội
này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn diễn ra như một quá trình lịch
sử tự nhiên. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế
xã hội: Cộng sản nguyên thủy; chiếm hữu nô lệ; chế độ phong kiến; tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đó là quy luật chung, còn từng quốc gia có thể bỏ
qua một vài hình thái kinh tế - xã hội tùy điều kiện lịch sử cụ thể.
Sự ra đời của chủ nghĩa hội hiện thực là tất yếu khách quan và hợp qui
luật tiến hóa của lịch sử, được C.Mác và Ph.Ăngghen luận giải khoa học dưới góc
độ triết học, góc độ kinh tế và góc độ chính trị xã hội giai cấp, đấu tranh
giai cấp, không ai có thể bác bỏ được.
Đến giai đoạn V.I.Lênin: chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế
quốc với 5 đặc điểm của nó: Hình thành các tổ chức độc quyền; Tư bản tài chính
lũng loạn Nhà nước; Xuất khẩu tư bản; Xuất hiện qui luật phát triển không đều;
Đấu tranh chia lại thị trường thế giới, tạo ra tiền đề vật chất và tình thế,
thời cơ cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ có kẻ nào cố tình nhắm mắt, bịt tai
mới không nhìn thấy, nghe thấy khi chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế
quốc thì đã thai nghén 1 xã hội mới trong lòng nó rồi. Từ đó, V.Lênin khẳng
định: “Không có một lực lượng nào ngăn trở được mặt trời mọc, không có một lực
lượng nào ngăn trở được xã hội loài người tiến lên, cũng không có lực lượng nào
ngăn trở được chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, phát triển. Sớm hay muộn các
dân tộc khác nhau trên hành tinh này chắc chắn sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội” “Mặc
cho khó khăn, thách thức, thậm chí có bước thụt lùi, song lịch sử cứ tiến về
phía trước, không có kẻ nào có thể bẻ quay bánh xe của lịch sử”. Từ đó, V.I.Lênin
đã cùng Đảng Bôn sê vich Nga và nhân dân Nga quyết tâm tổ chức và lãnh đạo
thành công cách mạng tháng Mười năm1917, biến chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành
hiện thực, mở ra chương mới cho lịch sử nước Nga và thời đại mới cho xã hội
loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một
sự thật lịch sử vĩ đại không thể chối cãi.
Kế thừa tư tưởng C.Mác -
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Lịch sử xã hội loài
người là một quá trình tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản
xuất, phương thức sản xuất là cách làm ra của cải vật chất, tinh thần trong một
giai đoạn lịch sử nhất định. Qui luật phổ quát tiến hóa chung này là một tất
yếu thép, được qui định bởi sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất xã
hội. Quy luật đó được Hồ Chí Minh diễn giải một cách rễ hiểu như sau: “Cách sản xuất và sức sản xuất phát
triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng con người, chế độ xã hội…. cũng phát
triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ xưa tới nay cách sản xuất từ chỗ dùng
cành cây, búa đá phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã
hội cũng phát triển từ Cộng sản nguyên thủy đến chiếm hữu Nô lệ, chế độ Phong
kiến đến chế độ Tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến
lên chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa
cộng sản. Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”.
Bởi ngay từ khi ra đời Chủ nghĩa tư bản đã đầy
máu và bùn nhơ ở mỗi lỗ chân lông của nó, cùng với sự phát triển nó đã cắt đứt
mọi mối quan hệ của con người với đấng thần linh, dìm lòng mê đạo và máu hiệp
sĩ xuống dòng nước lạnh tanh, đặng chỉ để lại mối quan hệ lạnh lùng trả tiền
ngay không tình nghĩa. Nên cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư
sản diễn ra ngay từ đầu, từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác bằng Phong
trào Cộng sản và Công nhân quốc tế.
Chủ nghĩa tư bản đã phá sập ngay dưới chân nó cái nền tảng mà chúng dựng
nên, chúng đã tạo ra những nhân tố, những tiền đề để cách mạng vô sản nổ ra và
giành thắng lợi, “Chúng không những rèn ra vũ khí giết mình mà còn đào luyện ra
người sử dụng vũ khí là giai cấp vô sản. Vì vậy, sự diệt vong của chủ nghĩa tư
bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau”.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh những
tư tưởng thiên tài của Các Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh là hoàn
toàn đúng đắn. chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực trên 1/6 trái đất tử
cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, rồi thành hệ thống thế giới sau năm1945. Chỉ
trong một thời gian ngắn, từ điểm xuất phát thấp, hậu quả chiến tranh nặng nề,
bị chủ nghĩa đế quốc bao vây cấm vận. Song, với tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩavà sức mạnh tổng hợp, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã: Giành được nhiều
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực; Tạo ra bước ngoặt trong lịch sử loài người
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chứng minh loài người hoàn toàn có đủ khả
năng đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng của giai cấp
công nhân; đánh tan chủ nghĩa phát xít cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng;
là chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới. Đập tan những luận điệu
xuyên tạc của học giả tư sản và cơ hội xét lại, củng cố niềm tin tất thắng vào chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hiện nay, sau khủng hoảng, sụp đổ, chủ nghĩa xã hội
hiện thực vẫn là thực thể xã hội ưu việt, năng động, phát triển và xu thế tất
yếu của xã hội loài người.
2. Chủ nghĩa xã
hội hiện thực là gì?
Chủ nghĩa xã hội hiện
thực là một chế độ xã hội được thiết lập trên những nguyên lý của chủ nghĩa xã
hội khoa học sau khi giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
giành được chính quyền, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội mới với
kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vào năm 1917. Nước
Nga Xôviết ra đời và đây là diện mạo đầu tiên của chủ nghĩa xã hội hiện
thực theo một nghĩa tương đối đầy đủ: Có ý thức hệ chủ đạo, có Nhà nước, có
chính Đảng cầm quyền, có thể chế luật pháp, có cơ chế, chính sách và mô hình
quản lý xã hội. Trong lịch sử Đảng Cộng sản thì đây cũng là lần đầu tiên, Đảng
Cộng sản ở vào vị trí cầm quyền.
Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa xã hội khoa học đã phác thảo ra một số nét về một xã
hội tương lai.
Thứ nhất, cơ sở vật chất
của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí. Theo các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất -
kỹ thuật tương ứng, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nó. Nếu
công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất - kỹ thuật của các xã hội tiền
tư bản chủ nghĩa thì nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất của chủ
ngĩa tư bản. Xã hội xã hội chủ nghĩa nảy sinh với tính cách là phủ
định biện chủ nghĩa tư bản, thì cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội nhất
thiết phải là nền đại công nghiệp phát triển và hoàn thiện trên một trình độ
cao của nó.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội xoá
bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất. Chú ý xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, chứ không phải tư
hữu nói chung.
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội tạo
ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Năng xuất, chất lượng, hiệu
quả.
Thứ
tư, chủ nghĩa xã hội thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chính.
Trong giai đoạn đầu
của chủ nghĩa cộng sản, xã hội chủ nghĩa chưa cho phép thoả mãn đầy đủ mọi nhu
cầu của con người. Vì vậy, phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là
chính. Nội dung: “ai làm được nhiều thì phân phối nhiều, ai làm được ít thì
phân phối ít”. Mọi người đều phải lao động. Nguyên tắc này khuyến khích mọi
người lao động, nâng cao trình độ, thành thạo về nghề nghiệp. Mặt khác xã hội
xã hội chủ nghĩa còn có hình thức phân phối khác để không ngừng chăm lo mở rộng
cho các công trình phúc lợi chung, nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống
tinh thần cho nhân dân.
Thứ năm, nhà nước
trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước kiểu mới, thể hiện sâu sắc bản
chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân
lao động.
Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội giải
phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xã hội, tạo điều
kiện cho con người phát triển toàn diện.
Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã
hội là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về
tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được các nhà kinh điển đưa
ra là kết quả của việc nhận thức tình hình kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX trong sự đối chiếu, so sánh với chủ nghĩa tư bản đương
thời. Những đặc trưng đó đã thể hiện trình độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn
của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản.
Trên cơ sở nhận thức về thời đại, nhận thức về dân tộc và sức mạnh dân
tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước dựa trên nền tảng của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khai phá ra một con
đường cho dân tộc. Con đường đó chưa có tiền lệ, nhưng nó không trái với
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và lại phù hợp với Việt Nam.
Trước đổi mới ở Việt Nam, việc nhận
thức, vận dụng lý luận Mác -Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ mới dừng lại ở những nét khái quát nhất. Mô
hình xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng thực chất là mô hình chủ
nghĩa xã hội “Xô Viết”. Điều này cũng phản
ánh những hạn chế trong lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đường lối đổi mới (từ Đại hội
VI) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột phá vào những quan điểm sai lầm về chủ
nghĩa xã hội, như tuyệt đối hóa vai trò của chế độ công hữu; đối lập một cách
máy móc sở hữu tư nhân với chủ nghĩa xã hội; đồng nhất chế độ phân phối bình
quân với chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa; phủ định chủ nghĩa tư bản một cách
sạch trơn; phủ định kinh tế hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội; đồng nhất nhà nước
pháp quyền với nhà nước tư sản;…
Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội
VII của Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là
xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ
yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động,
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá
nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã điều
chỉnh, chuẩn hóa một số nội dung và cô đọng hóa thành tám đặc trưng cụ
thể. Và đến đại hội lần thứ XII, Đảng ta trên cơ sở kế thừa những đặc trưng ở
Đại hội XI đã khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
ta xây dựng là xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước trên thế giới”.
Có thể khẳng định rằng, công cuộc đổi mới đất nước trải qua hơn 35 năm đã
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành
tựu đổi mới nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam mà những tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về những vấn đề
đó được bắt nguồn từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và những tư tưởng chỉ
đạo của các nhà kinh điển Mácxit.
Cách mang
tháng Mười Nga là mốc
son lịch sử chói lọi, biến chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực, đó là
một thực tế không thể phủ nhận.
chủ nghĩa xã hội hiện thực là chế độ xã hội tốt đẹp, là xu hướng tất yếu
của xã hội loài người. Sức
sống của chủ nghĩa Mác - Lênin bất diệt với thời gian, không gian và vẫn là
ngọn cở tư tưởng soi đường cho nhân loại ở thế kỷ XXI. Đúng như Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa
xã hội”.
Nhưng cách mạng nổ ra nói như
C.Mác: “không phải do tự do báo chí, hay những lời thỉnh nguyện tôn kính với
đấng bề trên, cũng như trái đất quay không phải do ống kính của những nhà thiên
văn mà phải dùng búa dìu và giáo mác đấu tranh cho nó”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét