Các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã và đang tìm mọi cách xuyên
tạc, chống phá cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Một trong
những nội dung chúng thường dùng là gây mất đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân, nhân dân với Đảng, Nhà nước để phủ nhận thành công, kích động nhân
dân chống lại chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng mà chúng ta đang
đẩy mạnh với nhiều kết quả tích cực. Chúng đòi Việt Nam phải đa nguyên, đa đảng
vì cho rằng nếu còn chế độ độc đảng thì sẽ không chống tham nhũng, tiêu cực
được và vu cáo: Đảng chỉ lo củng cố quyền lực, tham nhũng, tiêu cực, không quan
tâm đến cuộc sống của nhân dân, nhân dân không biết gì, không được tham gia gì
vào việc chống tham nhũng, tiêu cực…
Đây
là sự chống phá trắng trợn, thậm độc, nhưng đều đã bị thất bại trước sự kiên
quyết, kiên trì đấu tranh phản bác có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta. Thực tiễn ở Việt Nam những năm qua đã chứng minh rõ điều đó, nhất là về
việc phát huy sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
Trong
quá trình triển khai công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất chú trọng đến vai trò to lớn
của nhân dân. Đảng quan tâm đến việc đề ra những chủ trương, chính sách, cơ
chế, các giải pháp tích cực, phù hợp trong hoạt động của Đảng cũng như của hệ
thống chính trị để nhân dân có thể tham gia hiệu quả nhất vào công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ giải pháp
là: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân và cơ quan truyền
thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu
quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí”.
Nghị
quyết Đại hội XIII còn chỉ rõ phải có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể để
khen thưởng, động viên người có thành tích tốt, đồng thời ngăn ngừa, xử lý
những sai phạm trong công tác này. Cụ thể là: “bảo vệ, khuyến khích những người
làm công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện xử lý tham nhũng cũng như với người
tố cáo, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời xử lý nghiêm
những người lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết
nội bộ”. Đây chính là cơ sở quan trọng để nhân dân tích cực tham gia, thực hiện
tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực. Trước hết mỗi người dân cần làm tốt chức trách, công việc, nhiệm vụ của
mình ở nơi làm việc, công tác với nhiệm vụ cụ thể được giao. Đồng thời, chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định, quy trình về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
theo đúng pháp luật hiện hành, không lợi dụng việc tham gia phòng, chống tham
nhũng tiêu cực để làm sai, vu khống, có hại cho Đảng, cho cách mạng, cho đất
nước và nhân dân
Với
quyết tâm cao, giải pháp tích cực, sự lãnh đạo, vào cuộc quyết liệt của Đảng,
hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân, nhất định cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng của Việt Nam sẽ đạt kết quả tốt đẹp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét