Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

 

RAO GIẢNG NHÂN QUYỀN ĐỂ KÍCH ĐỘNG, GÂY RỐI CHÍNH TRỊ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ VIỆT NAM


          Hiện nay trên không gian mạng xuất hiện nhiều bài viết hình ảnh, bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu Đảng, chế độ Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn. Chúng lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội. Với thủ đoạn móc nối với các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn chế độ do vi phạm pháp luật, hay thậm chí những nhóm người thiếu kiến thức hiểu biết pháp luật, nhóm người vì lợi ích kinh tế. Trong đó có những cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các đối tượng có tác động rộng rãi trên không gian mạng như nghệ sĩ... để truyền bá "lối sống phương Tây", công kích, xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

          Các thế lực thù địch đã đưa ra những thông tin xấu, độc nhằm kích thích sự nghi ngờ, phủ định sạch trơn những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với những luận điệu xuyên tạc như: chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với thời đại hiện nay nữa và một đảng lấy tư tưởng, lý luận đã “lạc hậu, lỗi thời” thì không thể có cơ sở để lãnh đạo đất nước phát triển khi thực tế khách quan đã thay đổi.

Với vũ khí chiến lược của chúng là con bài “tự do, dân chủ” mà như chúng rao giảng là kiểu dân chủ cực đoan, dân chủ của nhóm người có lợi. Từ đó kêu gọi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” hòng biến nước ta theo mô hình nhà nước tư bản.

          Ở bất kỳ đất nước nào thì tiền đề, điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt quyền con người đều phải gắn với pháp luật, vừa mang tính bảo vệ, vừa mang tính quản lý. Trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, quyền con người, quyền công dân là những quyền cơ bản được ghi nhận và thể hiện trong hiến pháp và pháp luật của các nước. Tuy nhiên, mang danh nghĩa “đấu tranh cho dân chủ” để xâm phạm đến khách thể là quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là thủ đoạn mà một số đối tượng đã, đang triệt để lợi dụng. Như tiến hành các hoạt động đăng tải bài viết, hình ảnh, video, livestream… có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ngày 9/9/2022 vừa qua, cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phan Sơn Tùng về hành vi tương tự. Rõ ràng, hành vi của các đối tượng trên là phạm pháp, tác động xấu đến an ninh, trật tự xã hội nên việc tiến hành các biện pháp khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, xử lý là việc làm bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngày 8/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc cũng thông báo về việc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Đăng Phước (trú tại số nhà 19/6, đường Giải Phóng, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuộc). khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam bị can Bùi Tuấn Lâm để điều tra cùng về hành vi trên... Các hoạt động trên góp phần giữ gìn an ninh xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh, góp phần làm cho người dân vững tin hơn vào pháp luật.

          Trước các thông tin trên các thế lực thù địch lợi dụng “tự do dân chủ”, “tự do ngôn luận” kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp, yêu cầu chính quyền Việt Nam không đàn áp “người bất đồng chính kiến”, thả tự do cho các “tù nhân lương tâm” theo cách gọi của chúng.

          Trước tiên, chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc tự quyết là những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc (26/6/1945), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966 đã để ở vị trí ưu tiên số một về quyền dân tộc tự quyết. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị quyền con người châu Á (29/3 – 2/4/1993) và một nội dung cơ bản của hội nghị quốc tế về quyền con người tổ chức tại Viên (Áo) tháng 6/1993 đã khẳng định độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con người… Các quốc gia, tùy theo bối cảnh lịch sử, chế độ xã hội, điều kiện kinh tế, truyền thống văn hóa mà thực hiện những vấn đề có quan hệ tới quyền con người. Việc bắt giữ các đối tượng xâm hại khách thể được Điều 117, BLHS bảo vệ là hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng, tuân thủ luật pháp và làm vững chắc thêm sức mạnh, tính tôn nghiêm của luật pháp, phù hợp với điều kiện xã hội của Việt Nam, bối cảnh khu vực, quốc tế. Việc kêu gọi thả tự do cho đối tượng đang bị điều tra về hành vi phạm tội là trái với nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, đồng thời là sự can thiệp vô lý đối với hoạt động tố tụng của một quốc gia.

          Hơn nữa, hành vi của các đối tượng nêu trên là xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, chế độ và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Việc HRW cũng như các tổ chức phản động, chống phá phản đối việc bắt giữ những đối tượng trên và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những đối tượng này dẫn đến sự vi phạm trong nguyên tắc giáo dục của pháp luật. Cụ thể, khi một người có hành vi phạm tội mà không bị xử phạt hoặc được sự bênh vực, hỗ trợ của cá nhân, tổ chức khác càng làm cho đối tượng ảo tưởng, cho rằng mình có thể đứng ngoài vòng pháp luật, thích làm gì thì làm mà chính quyền “không thể đụng tới”, từ đó gây khó khăn trong việc đảm bảo quyền con người. Đáng ra, HRW cần phải có các động thái khuyên răn, yêu cầu những ai phạm pháp thì phải từ bỏ, chấp hành luật pháp nhà nước sở tại thì mới phù hợp với ý nghĩa, nhân danh tổ chức hoạt động “vì quyền con người”. Ngược lại, khi HRW hay các tổ chức khác bất chấp sự thật, can thiệp sai trái cho đối tượng phạm pháp thì chính những tổ chức này đang vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các nguyên tắc trong bảo đảm quyền con người. HRW và các tổ chức, cá nhân đang có quan điểm, hành động sai trái cần hành động đúng đắn, phù hợp các giá trị của văn minh, tiến bộ nhân loại.

Còn với những đối tượng phạm pháp, không nên chờ đợi từ sự cổ súy, can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Chờ đợi sự cổ súy sẽ không làm họ tỉnh ngộ mà tiếp tục dấn sâu vào vết xe đổ, nối tiếp những sai lầm.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét