Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

 

Trên trạng mạng xã hội các thế lực thù địch bằng nhiều hình thức chống phá Đảng, Nhà nước ta, trong đó thủ đoạn thâm độc của chúng là chống phá vào nền tảng tư tưởng của Đảng, nội dung phủ nhận tính khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, hiểu rõ bản chất  khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin để khẳng định đây là học thuyết có giá trị và trường tồn cùng với dân tộc Việt Nam. Đây là học thuyết mở thể hiện trên một số luận cứ sau:

Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống lý luận khoa học mở, được phát triển không ngừng và do đó nó không bị hạn định bởi biên giới quốc gia, dân tộc.

Thứ hai, Chủ nghĩa Mác-Lênin với những giá trị bền vững đó là phương pháp biện chứng duy vật, Quan niệm duy vật về lịch sử, Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, Lý luận về giá trị thặng dư, Lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là những luận điểm mà không bao giờ có thể bị phủ nhận các giá trị của nó, kể cả trong giai đoạn phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội không chỉ là sự vận động tất yếu theo quy luật, mà còn là mơ ước ngàn đời của nhân dân các dân tộc trên toàn thế giới về một xã hội phồn vinh, hạnh phúc, vì thế nó không thể bị xuyên tạc và phủ nhận.

Với âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, các thế lực thù địch ngày càng công khai trắng trợn tấn công vào bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; trước luận điểm sai trái này mỗi chúng ta cần có sự nhạy cảm chính trị để thấy rõ bản chất thâm độc các thế lực phản động muốn tấn công trực tiếp vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta; phát huy tính chủ động, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét