Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

CÒN TƯ TƯỞNG HẰN HỌC THÌ LÀM SAO THẤY NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP CỦA ĐẤT NƯỚC?

 

Trong một bài viết đầy rẫy tiêu cực, Phạm Minh Vũ tỏ ra nghi ngờ về mọi điều tốt đẹp trong đất nước: Việc khởi tố vụ án Tân Hoàng Minh làm trong sạch thị trường bị coi là đòn “thanh trừng” các đại gia để đấu đá phe phái, tịch thu tài sản; Những công ty bất động sản phát triển xây dựng và làm giàu cho đất nước thì bị coi là chia cc kiếm lời; đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng Vũ nói rằng chỉ thấy “đất nước hoang tàn”.

Trong thế giới đầy rẫy thông tin ngày nay, bất kỳ ai dù muốn hay không cũng phải công nhận Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế đứng thứ 40 thế giới và đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hàng đầu thế giới, nhiều con đường, nhà cao tầng và những công trình được xây dựng khắp nơi, đời sống người dân ngày càng khấm khá. Trong thành tựu này không thể phủ nhận công sức của những công ty bất động sản đã biến những vùng đất hoang vu, cằn cỗi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” như cách gọi của dân gian thành những khu đô thị đáng sống, mang lại công ăn việc làm và thu ngân sách cho đất nước. Những vụ án mới đây liên quan đến các tập đoàn bất động sản như FLC, Tân Hoàng Minh chỉ là một động thái làm trong sạch thị trường, là điều tất yếu phải có trên quá trình phát triển ở mọi quốc gia trên thế giới.

Thế nhưng bất chất những điều tốt đẹp đang xảy ra trên đất nước này, vẫn có một bộ phận thiểu số đang ngày ngày “bịt mắt, bịt tai” nói những điều khó nghe và tiêu cực. Phạm Minh Vũ là một thành phần tiêu biểu trong số đó. Như đợt Tết Nhâm Dần vừa qua, trong không khí cả nước đang vui tươi chào đón năm mới thì Vũ hăm hở tìm bằng được mấy tấm ảnh về những người bán hàng rong, vé số, ngủ vỉa hè để liên tiếp viết bài công kích. Đó là kẻ mắt chỉ thích nhìn màu đen nhưng muốn ai cũng phải nhìn thấy màu đen lệch lạc như mình.

Về vụ án FLC và Tân Hoàng Minh, Vũ cho rằng “bắt chỉ là cái cớ”, rồi thì các đại gia ở Việt Nam chỉ là sân sau quan chức, khi “quan yếu” thì bị bắt hoặc khi thách thức quyền lực của Nhà nước thì bị bắt. Đây là một luận điệu thực chất được các đối tượng chống phá lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác, từ vụ án này sang vụ án khác. Cần hỏi là nếu như các vụ án chỉ là “cái cớ”, chỉ là “việc tất yếu xảy ra” thì tại sao cứ mỗi lần báo chí trong nước đưa tin về các vụ này nọ thì không hề thiếu Vũ và đồng bọn nhảy vào bình luận? Nếu đã biết, đã “chẳng có cảm xúc gì, chẳng hồ hởi vui mừng” như đã nói thì tại sao Vũ luôn “háo hức” đón đọc những tin tức này để rồi chế ra các luận điệu và thuyết âm mưu xung quanh?

Vũ còn “ngáo” đến mức cho rằng “những người làm ăn chân chính, những doanh nghiệp đang tạo ra của cải” không vay được vốn vì tiền ngân hàng đổ hết vào bất động sản. Đương nhiên, nếu kể ra nữa thì mọi thứ sẽ không dừng ở đây vì với Vũ, hắn chỉ thấy “một đất nước hoang tàn”, rồi than thở uống cà phê thấy “đắng chát”. Cà phê nào mà không đắng? Đáng ra Vũ phải kêu là sao cà phê ngọt thế thì mới đúng với bản chất nhìn sự việc ngược đời, đổi trắng thay đen của hắn.

Phải nói rằng bất động sản là một lĩnh vực đóng góp lớn cho nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới vì nhu cầu xây nhà ở, chung cư, văn phòng, thương mại là nhu cầu lớn của mọi người dân. Khi Việt Nam còn chưa phát triển thì Nhà nước thậm chí còn phải mời gọi nhiều công ty bất động sản nước ngoài vào để xây dựng đất nước. Những công ty đó đến Việt Nam vì lợi nhuận và sẵn sàng bỏ đi khi không có lãi. Ngày nay thì nhiều công ty nội địa đã lớn mạnh, tự chủ như Vingroup, Sungroup…đem lại nhiều lợi ích cho đất nước và người dân, quan trọng hơn là họ luôn song hành cùng đất nước, đó là điều đáng mừng. Nhiều khu vực kém phát triển ở các tỉnh thành nhờ có các dự án xây dựng lớn mà nền kinh tế được hưởng lợi, người dân có công ăn việc làm là điều không thể phủ nhận. Những tiêu cực nếu có sẽ được xử lý nghiêm khắc.

Thế nhưng có lẽ những “sự thật” này với Phạm Minh Vũ không hề quan trọng, cái mà đối tượng này cần là những sai phạm, những tiêu cực, những góc tối nào đó, để nuôi dưỡng cái tầm nhìn thiển cận, ác ý và hung hăng chống phá đất nước của hắn.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét