Cuộc
cách mạng công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 ra đời với nhiều thành tựu ưu
việt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều trang mạng xuất hiện đem đến
cho con người, nhất là thanh niên những khám phá mới, giờ đây con người không
phải đi đâu xa, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh trên tay có thể biết được
mọi viễn cảnh đang diễn ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay không
phải ai cũng làm được, đặc biệt là thanh niên, đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin đa chiều, nếu
không biết chắt lọc, lựa chọn đưa ra bình luận không đúng sẽ trở nên vô cùng
tai hại, do đó, nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng xã hội của thanh niên là rất
cần thiết, góp phần giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thanh niên là những người “vừa
hồng”, “vừa chuyên” kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã
trao truyền, gửi gắm.
Mạng
xã hội, hay còn gọi là mạng xã hội ảo, tiếng Anh có nghĩa là social network là
dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên in tơ nét với nhau với nhiều
mục đích khác nhau không phân biệt không gian, thời gian. Mạng xã hội phát
triển nhanh, lan rộng khắp toàn cầu, điển hình là facebook, You Tuebe, Google,
Yahoo chat, Gmail…Người ta đã phong cho in tơ nét, các trang mạng xã
hội là quyền lực thứ 5, sau bốn quyền lực được thế giới phương Tây công nhận là
lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí. Mạng xã hội đã trở thành sức mạnh to
lớn, vượt lên trên, ra bên ngoài các biện pháp quản lý hành chính hay kỹ thuật
của một quốc gia cụ thể. Cái quyền lực tập trung ấy chủ yếu vào một số nước
lớn, đặc biệt là các cường quốc.
Theo
thống kê, hiện nay tổng lượng truy cập in tơ net trên toàn cầu tập trung vào
khoảng 150 công ty, chủ yếu từ Mỹ, do Google, Yahoo, Facebook, Twite cầm đầu.
Người ta cho rằng, về mặt bản chất, mạng xã hội chính là hình thức làm
marketing truyền miệng trên môi trường in tơ nét. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ
đồn xa, với khả năng lan truyền thông tin nhanh như vận tốc ánh sáng, mạng xã
hội có thể trở thành “kẻ huỷ diệt” doanh nghiệp một khi những tin tức bất lợi
được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Mạng xã hội phát
triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống của nhân loại. Các
trang mạng xã hội chưa bao giờ trở nên phổ biến và thống trị chiếm lấy phần lớn
thời gian sử dụng in tơ nét của con người như thời điểm hiện tai. Mạng xã hội
đem lại cho người sử dụng các giá trị do chính họ tự tạo ra và nhà phát triển
chẳng hề nào cấm người sử dụng suy nghĩ về những thứ “nhạy cảm” trong cuộc sống
được. Mặc dù mang lại cho chúng ta vô vàn các lợi ích không thể đếm hết được
song mạng xã hội cũng có những tiêu cực, mặt xấu riêng khiến những người sử
dụng nó phải chịu. Bên cạnh những tiện ích mà mạng xã hội đem lại thì đây cũng
là mảnh đất màu mỡ để các thế lực địch lợi dụng tiến hành các hoạt động chống phá.
Một trong những thủ đoạn phổ biến của các thế lực chống đối là sử dụng mạng xã
hội để tuyên truyền, kích động chống phá, xuyên tạc sự thật, tập hợp lực lượng,
hình thành tổ chức tiến hành các cuộc cách mạng sắc màu. Mạng xã hội ngày càng
trở thành một “trụ cột” của sự phát triển, một “không gian chủ quyền, an ninh”
quốc gia.
Mạng
xã hội là “thế giới ảo”, thật giả lẫn lộn thật giả lẫn lộn, có những điều tốt
nhưng có cả “thuốc độc”. Tính chất thật giả lẫn lộn không chỉ trên phương diện
cá nhân, đối với từng con người, mà còn đối với phương diện xã hội, càng đặc
biệt trở nên nguy hiểm khi nó được sử dụng vào các hoạt động chính trị. Với khả
năng tương tác và tính lan truyền nhanh, làm cho sự thật giả của những thông
tin trên mạng xã hội càng trở nên nguy hiểm. Mạng xã hội là một thế giới ảo,
nhưng hậu quả là thật. Không thể phủ nhận tiện ích mà mạng xã hội đem lại cho
con người trong đời sống hiện đại. Thanh niên là những người trẻ, khoẻ, là lứa
tuổi đang trong giai đoạn trưởng thành, phát triển, hoàn thiện về mặt nhân
cách, có nhiều khám phá, vì vậy, sử dụng mạng xã hội của thanh niên nước ta là
rất lớn, hầu như thanh niên nào cũng tham gia vào mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, nâng cao văn hoá ứng xử trên
mạng xã hội của thanh niên là sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ những tác hại của
thông tin được đăng tải trên mạng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cuộc sống
cần có thái độ, hành vi chuẩn mực khi tham gia vào mạng xã hội nhằm xây dựng
lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, văn
hoá ứng xử trên mạng xã hội của thanh niên rất được quan tâm, chú trọng.
Đa
phần thanh niên có văn hoá ứng xử trên mạng xã hội, không tham gia bình luận,
chia sẻ những bài viết, thông tin khi chưa được cơ quan chức năng kiểm duyệt;
thể hiện được thái độ, trách nhiệm của mình trước cái xấu, cái ác, hành vi tiêu
cực, lan toả những việc làm tốt, gương người tốt trong cuộc sống; qua đó, khích
lệ, khơi dậy được khát vọng cống hiến của thanh niên cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, cạnh đó kết quả
đạt được nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng xã hội của thanh niên hiện nay vẫn
còn một số hạn chế về nhận thức và hành động.
Có
ý kiến cho rằng, nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng xã hội là trách nhiệm của
mỗi thanh niên không cần phải nâng cao, nếu thanh niên nào vi phạm theo pháp
luật xử lý; cũng có quan điểm cho rằng, nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng xã
hội của thanh niên cần có sự vào cuộc tích cực, chủ động của cơ quan an ninh,
lực lượng công an. Bên cạnh đó, có một bộ phận thanh niên không có văn hoá ứng
xử trên không gian mạng, chia sẻ những thông tin, bài viết tràn lan, không đúng
với thực tiễn, tự do, tuỳ tiện trong đăng tải hình ảnh, có những hình ảnh rất
phản cảm cũng được đưa lên mạng; không có giới hạn trong bình luận, đánh giá
các vấn đề xã hội, chạy theo đám đông, tán dương cho những hành vi sai trái; có
thanh niên lợi dụng mạng xã hội tranh cãi, thách đấu, dùng những lời lẽ thiếu
văn hoá… Trong tương lai, mạng xã hội tiếp tục phát triển, mở rộng về không
gian, thời gian, thanh niên vẫn là lực lượng chủ yếu tham gia vào mạng xã hội.
Để nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng xã hội của thanh niên cần thực hiện các
biện pháp sau:
Một
là, tuyên truyền, giáo dục về nhận thức, trách nhiệm của thanh niên về vai trò
của việc nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng xã hội. Các chủ thể làm công tác
quản lý, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thường xuyên tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho niên về vai trò của việc nâng cao văn hoá
ứng xử trên mạng xã hội, ưu điểm và những tác hại của nó; quán triệt những văn
bản, chị thị, quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, cơ quan chuyên môn về bộ
quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho thanh niên; tổ chức những hoạt động thực
tiễn cho thanh niên như thăm quan truyền thống lịch sử, nói chuyện lịch sử… qua
đó định hướng thông tin cho thanh niên, xây dựng hình mẫu thanh niên có hoài
bão, ước mơ vươn lên trong cuộc sống. Tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên
nhận thức âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,
phản động trên mạng xã hội, yêu cầu mỗi thanh niên nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, không nghe, không tin vào những thông tin chưa được kiểm chứng. Đa
dạng hoá các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục thanh niên như sân khấu
hoá, phát động cuộc thi tìm hiểu, nhân rộng điển hình tiên tiến tạo sân chơi bổ
ích, trong sạch, lành mạnh cho thanh niên.
Hai
là, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng chức năng đối với hành
vi không chuẩn mực trên mạng xã hội của thanh niên. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi thiếu chuẩn
mực trên mạng xã hội của thanh niên, nhất là hành vi gây hoang mang, bức xúc
trong xã hội. Những thanh niên nào lợi dụng mạng xã hội phát ngôn tuỳ tiện,
không đúng với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phải xử lý
nghiêm minh, không bao che, dung túng cho những hành vi sai trái, lợi dụng mạng
xã hội để công kích, thoái mạ lẫn nhau, hoặc đưa những thông tin, hình ảnh phản
cảm trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
của thanh niên đưa ra hướng xử lý phù hợp. Các cơ quan cần kiểm tra, giám sát
chặt chẽ các trang mạng xã hội, nếu không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật
thì yêu cầu xoá trang mạng, không cho hoạt động, tước giấy phép. Hiện nay, có
rất nhiều trang mạng xã hội hoạt động với tính năng, tác dụng khác nhau, cơ
quan, chức năng cần phải nắm rõ mục đích, đối tượng hoạt động, từ đó có kiểm
tra, giám sát phù hợp, hiệu quả, phát huy được tinh thần, trách nhiệm của mỗi
cán bộ, công nhân viên chức trong kiểm tra, giám sát, xử lý các trang mạng xã
hội.
Ba
là, phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong nâng cao văn hoá ứng
xử trên mạng xã hội.
Mỗi thanh niên tự đặt
ra yêu cầu cao cho bản thân khi tham gia vào mạng xã hội, có kiến thức, có văn
hoá mỗi khi bình luận, chia sẻ thông tin. Thường xuyên tự học hỏi, tự bồi dưỡng
bản thân để nâng cao năng lực làm việc, khả năng nhận diện với thông tin sai
trái, phản động trên mạng xã hội. Tích cực, chủ động tham gia vào cuộc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng bản lĩnh vững vàng, không bị
cuốn theo mạng xã hội; phân định rõ ràng, mạch lạc thời gian tham gia mạng xã
hội, khi vào mạng xã hội có mục đích gì; không quá lệ thuộc vào mạng xã hội,
trở thành nô lệ của mạng xã hội, gây ra những ảo giác, tâm lý bất ổn ảnh hưởng
đến cuộc sống. Khi tham gia vào các trang mạng xã hội, tiếp cận với thông tin
cần có sự chọn lọc, nên đăng tải, chia sẻ hình ảnh lúc nào, cái gì nên đăng
tải, chia sẻ, cái gì không nên đăng tải, chia sẻ. Tự mình đặt ra những quy định
khắc khe, nghiêm túc không được tạc lưỡi cho qua, hoặc nghe theo lời kẻ xấu vào
mạng xã hội đưa ra lời bình luận không tốt.
Bốn là, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện bộ quy
tắc ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với thực tiễn. Thực tiễn luôn có
sự vận động biến đổi không ngừng, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cũng phải
thay đổi cho phù hợp với xã hội. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội chỉ mang
tính chất tương đối, liên tục có sự cập nhật, bổ sung, phát triển và hoàn thiện
về nội dung ở từng thời điểm, giai đoạn cụ thể. Vì vậy, cần nâng cao tính linh
hoạt, sáng tạo trong điều chỉnh, bổ sung, phát triển và hoàn thiện bộ quy tắc
văn hoá ứng xử trên mạng xã hội; quy định rất cụ thể, chặt chẽ về nội dung, đối
tượng áp dụng, cách xử lý đối với từng trường hợp, từng nội dung, thông tin;
sau thời gian cần rà soát, đánh giá lại bộ quy tắc văn hoá ứng xử trên mạng xã
hội, nội dung nào chưa phù hợp thì tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, nội
dung nào còn phù hợp thì tiếp tục thực hiện, phải bảo đảm tính kế thừa và phát
triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét