Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

VIỆT NAM KHÔNG CẦN CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN THEO HRW

 

Ngày 16/6/2022, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) được cho là đã gửi thư ngỏ cho Thủ tướng Úc mới đắc cử Anthony Albanese, kêu gọi ông gây sức ép lên chính phủ nhiều nước trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar để buộc các nước này phải “cải thiện tình trạng nhân quyền”.

Nực cười hơn khi HRW còn cho rằng có ít nhất 52 người hoạt động và blogger ở Việt Nam đã bị kết tội và kết án tù với bản án dài hạn trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 và tháng tư năm 2022 chỉ vì họ thực hiện các quyền cơ bản như tự do biểu đạt, lập hội và tôn giáo. Và để minh chứng cho điều đó HRW đã trích dẫn 02 trường hợp điển hình đó là Châu Văn Khảm (là công dân Úc gốc Việt đã bị tòa án tuyên 12 năm tù giam với tội danh "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân") và Phạm Thị Đoan Trang kẻ cũng bị tuyên phạt 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước.

Đây là chiêu trò đã lặp lại nhiều lần của HRW để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như cổ vũ cho hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam đã bị bắt, xử lý. Và lẽ dĩ nhiên vị Tân Thủ tướng Úc cũng không dại gì mà can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đó là chưa kể những thành tựu về vấn đề đảm bảo quyền con người của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao trong thời gian qua.

Nói về Châu Văn Khảm hay Phạm Thị Đoan Trang thì chỉ cẩn điểm một số thông tin sau cũng đủ để biết được bản án mà Toà đã tuyên phạt cho 2 đối tượng này là hoàn toàn xứng đáng, đúng quy định pháp luật, đặc biệt là đối với trường hợp Châu Văn Khảm, một thành viên cốt cán của “Việt Tân”.

Châu Văn Khảm, SN 1949, là người tích cực tham gia hoạt động chống phá Việt Nam, là thành viên của tổ chức khủng bố “Việt tân” từ năm 2010 với bí danh là Hoàng Liêm và trở thành “đại diện cơ sở đảng bộ Sydney” và “Bí thư đảng bộ Úc châu” của tổ chức “Việt tân”. Đến tháng 01/2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh Campuchia và sử dụng CMTND lấy tên Chung Chính Phi theo đường bộ từ Campuchia để xâm nhập trái phép vào Việt Nam. Sau đó, Châu Văn Khảm cùng với một số đối tượng như Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi, quê Quảng Nam, ngụ quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) và Trần Văn Quyền (20 tuổi, quê Hà Tĩnh, ngụ tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã câu kết, móc nối, lôi kéo và cung cấp tiền bạc, đào tạo huấn luyện cách thức chống phá chính quyền cho số đối tượng chống đối ở trong nước. Ngày 12/01/2019 Châu Văn Khảm đã bi bắt.

Còn đối với Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”, cùng các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước, các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, Phạm Thị Đoan Trang viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Với những âm mưu và hành động phá hoại trên, những mức án của Nhà nước giành cho 2 đối tượng trên là hoàn toàn tương xứng, đúng pháp luật Việt Nam. HRW không có tư cách gì và cơ sở nào để gây áp lực đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền thông qua vụ việc của hai nhân vật trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét