Nhiều
học giả tư sản cho rằng, muốn có tự do báo chí, tự do ngôn luận thì không những
phải cho báo chí tư nhân hoạt động, mà không để báo chí bị chi phối, ảnh hưởng
bởi yếu tố chính trị. Thậm chí họ cho rằng, sở dĩ Việt Nam không có tự do báo
chí, tự do ngôn luận bởi xuất phát từ nền chính trị nhất nguyên, bởi “chế độ độc
đảng” can thiệp vào hoạt động báo chí. Đây
là luận điệu hoàn toàn sai trái, vô căn cứ. Bởi lẽ, không có một nền báo
chí nào hoàn toàn đứng ngoài chính trị, vô chính trị như các luận điệu thù địch
xuyên tạc, rêu rao.
Tính
đảng trong thông tin báo chí là tất yếu
Trong báo chí, phản ánh
thực tế bao giờ cũng có những thuộc tính vốn có của nó. Đó là, phản ánh cái
khách quan và phản ánh luôn mang tính mục đích, vì lợi ích nào đó; và tất nhiên
là người phản ánh, đưa ra thông tin không thể làm hại đến lợi ích của bản thân
mình. Phản ánh do đó có tính chọn lọc. Việc chọn lọc này vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật và thể hiện năng lực của chủ thể sáng tạo, tức là “gói được” bức
tranh hiện thực trong phạm vi phản ánh và làm nổi bật bản chất sự kiện, vấn đề
thông tin. Những thuộc tính vốn có này, xét cho cùng, cũng trả lời câu hỏi: Phản
ánh, thông tin để làm gì, vì lợi ích của ai? Vậy nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
căn dặn các nhà báo, khi cầm bút, phải tự trả lời được mấy câu hỏi: Viết cái
gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Và cuối cùng mới viết như thế nào? Đây là những
câu hỏi nằm lòng mà các nhà báo luôn ghi nhớ, bất kỳ anh ta làm việc ở cơ quan
báo chí nào.
Bản chất hoạt động báo
chí là hoạt động truyền thông đại chúng, hướng tới và phục vụ đông đảo công
chúng, xã hội và vì lợi ích cộng đồng. Mỗi cộng đồng, xã hội đều do một giai cấp,
một chính đảng thống trị, cầm quyền,lãnh đạo; sự vận động, phát triển xã hội ấy
chịu sự chi phối quan điểm, chính sách của đảng cầm quyền. Như vậy, báo chí ý
thức tự giác được quá trình thông tin đứng trên lập trường của đảng phái nào,
thông tin vì lợi ích giai cấp nào, cái đó người ta gọi là tính giai cấp của báo
chí. Khi báo chí nhận thức được rằng, thông tin phục vụ lợi ích của đội tiền
phong và đại biểu lợi ích trung thành của giai cấp, của chính đảng, đó gọi là
tính đảng. Như vậy, tính đảng là sự biểu hiện tập trung nhất, đậm đặc nhất, tinh
túy nhất của tính giai cấp. Đó là nhìn từ phương diện tư tưởng, chính trị.
Còn về lợi ích dân
sinh, cần phải xem, lợi ích đó có đáp ứng nhu cầu lợi ích cơ bản, cấp bách của
đông đảo nhân dân hay không. Vậy nên, dòng thông tin báo chí thể hiện sâu sắc
tính đảng, nếu gắn chặt với tính nhân dân, tính dân tộc, thì báo chí sẽ quy tụ
và thể hiện được sức mạnh thực tế. Lợi ích căn bản và cấp bách của nhóm xã hội
lớn, được báo chí ủng hộ và bảo vệ, đồng thời báo chí sẽ khơi nguồn, hình thành
dư luận xã hội.
Báo
chí cách mạng Việt Nam thể hiện tính đảng, tính nhân dân sâu sắc
Đảng Cộng sản Việt Nam
là đảng của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt
Nam. Đảng là lực lượng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân xây dựng, phát triển đất nước
theo cương lĩnh, đường lối và chính sách được hoạch định. Do đó, báo chí thông
tin, tuyên truyền cho toàn dân hiểu và thực hiện, để biến quan điểm, chính sách
ấy thành hiện thực cuộc sống; đồng thời, báo chí đấu tranh chống những quan điểm
sai trái, thù địch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng vì nó làm phương hại
đến lợi ích của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân, đất nước.
Trên cơ sở nền tảng lý
luận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam công
khai thừa nhận tính đảng trong báo chí và đã thiết lập các quan điểm nền tảng
cho báo chí hoạt động; đồng thời thiết kế một nền báo chí cách mạng mà cơ quan
báo chí là cơ quan ngôn luận của tổ chức trong hệ thống chính trị. Đó là quan
điểm nhất quán và là nền tảng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình phát triển
của báo chí cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Báo chí cách mạng Việt Nam
là một nền báo chí thể hiện rõ tính đảng, đồng thời mang đậm tính nhân dân, vì
Đảng lấy lợi ích nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, phục vụ nhân dân, vì sự phát
triển của dân tộc. Đó cũng là nền báo chí thấm đẫm tính nhân văn, vì quyền và lợi
ích chính đáng của công dân, vì sự phát triển con người. Đó cũng là nền báo chí
thể hiện đạo đức cao cả, vì hệ giá trị dân tộc và chuẩn mực đạo đức cộng đồng,
vì lợi ích công.
Với
nhận thức như thế, làm sao có thể phủ nhận tính đảng của báo chí? Mặc dù không
ít quan điểm từ phương Tây cho rằng, báo chí của họ đứng ngoài chính trị, đứng
trên giai cấp và không can thiệp vào cuộc đấu tranh tư tưởng, nhưng thực tế thì
ngược lại. Thậm chí ở Hoa Kỳ, cơ quan báo chí hay hãng truyền thông nào “thân cận”
với đảng phái nào thì định hướng thông tin theo và phục vụ lợi ích chính trị của
đảng ấy. Trong cuốn “Một nền báo chí không có tự do của chúng ta-100 năm phê
bình truyền thông”, các tác giả đã đấu tranh, chỉ trích nhau và từ đó bộc lộ rõ
thêm bản chất nền báo chí Hoa Kỳ. Trong thực tế, rất dễ nhận biết, báo chí Hoa
Kỳ và báo chí phương Tây nói chung, khuynh hướng chính trị rất rõ ràng, phục vụ
đường lối chính trị của giai cấp thống trị rất quyết liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét