Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

LỜI LẼ ĐỚI HÈN CỦA KẺ PHẢN ĐỘNG NGUYÊN ANH

 

Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọ duy nhất đúng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa hội mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, thực tiễn lịch sử dã chứng minh kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho đến nay. chế độ ấy ngày càng rõ ràng hơn, đẹp đẽ, hoàn thiện hơn và điều đó đã làm cho các nhà dân chủ xúc động nên hàng ngày, hàng giờ vẫn gào thét, xúc động với những ngôn từ đầy đới hèn, xỏ xiên và mới đây nhà “Dâm chủ” Nguyên Anh lại thốt ra những lời của kẻ đới hèn, tự nhục: “Việt Nam không thể nào có thể tiến đến một cái xã hội được gọi là xã hội chủ nghĩa”. Đây là lời lẽ sặc mùi phản động của một trong những con rối biết nói, được chạy những đồng tiền bố thí của các thế lực ngoại bang. Chúng ta cần phải phản bác trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn Việt Nam. Theo quan điểm của Mác sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế bởi hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa. Đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, như Chủ tịch Hồ Chí Minh dã từng khẳn định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1]. Dưới ánh sáng của cách mạng vô sản, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ, Việt Nam từ xứ thuộc địa trở thành nước độc lập, lập nên kỳ tích trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, giành độc lập cho dân tộc, non sông thu về một mối, thực hiện lời di chúc thiêng liêng của Bác Hồ: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”[2], cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, thành tựu 35 năm đổi mới đã chứng minh đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Qua 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.

Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ... luôn duy trì ở mức cao. Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.

 Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện.

Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng.

Trong hai năm đảm nhận và hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đã đóng góp thực chất, thiết thực vào công việc chung của Hội đồng Bảo an, truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam độc lập, tự chủ, đổi mới, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tin cậy, chân thành, cân bằng trong ứng xử, đóng góp tích cực và có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ trên thế giới, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Điều đó là cơ sở đập tan luận điệu xuyên tạc, phản động của tên phản động đới hèn Nguyên Anh.



[1] Hồ chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb, CTQG, H, 2011, tr.30.

[2] Hồ chí Minh Toàn tập, tập 15, Nxb, CTQG, H, 2011, tr.612.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét