Cùng nhìn
lại quá khứ, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam kết thúc
thắng lợi (30-4-1975), tháng 5-1975, quân Khmer Đỏ tấn công vào Tây Ninh và đảo
Phú Quốc, hành quyết hàng trăm người ở đảo Thổ Chu, đe dọa nghiêm trọng an ninh
chủ quyền của Việt Nam. Năm 1978, lực lượng Pôn Pốt thực hiện nhiều cuộc xâm
nhập vào lãnh thổ Việt Nam ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, khu vực
Tây Nguyên và gây ra nhiều vụ thảm sát đối với dân thường Việt Nam. Để giải
quyết những bất đồng và mâu thuẫn giữa hai nước, tháng 6-1975 nhận lời mời của
Chính phủ Việt Nam, Pôn Pốt dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Campuchia Dân chủ sang
thăm Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc hội đàm giữa Pôn Pốt với Chính phủ Việt Nam thất
bại do thái độ thiếu thiện chí của Pôn Pốt, hai bên đã không tìm ra được biện
pháp để giải quyết bất đồng. Đặc biệt, trong tháng 8-1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn
thực hiện chuyến thăm Campuchia nhằm tháo gỡ những mâu thuẫn giữa hai nước,
nhưng thiện chí hòa bình của Việt Nam đã bị thế lực Pôn Pốt - Ieng Sary đáp lại
với thái độ thờ ơ thiếu thiện chí. Ngược lại Pôn Pốt - Ieng Sary họp bàn và đi
đến chủ trương chống Việt Nam đến cùng và quyết định cho thành lập 15 sư đoàn
để tấn công Việt Nam.
Sau
này khi đất nước hòa bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng: “Nếu Pôn Pốt
không tấn công Việt Nam, tôi nghĩ chúng tôi sẽ không có được sự ủng hộ của Việt
Nam để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Pôn Pốt đã vướng phải sai lầm là đã giết người
dân của chính ông ta (kể cả những người gốc Việt) và phát động các cuộc tấn
công vào Việt Nam... Đến khi ấy, Việt Nam đã quyết định giúp Campuchia. Đó là
một cơ hội bằng vàng cho tôi, là cơ hội cho chúng tôi tuyển mộ các lực lượng vũ
trang của mình từ những người lánh nạn Campuchia đã sang Việt Nam. Chính bản
thân tôi đã không thể thuyết phục được Việt Nam. Nhưng khi Pôn Pốt tấn công thì
Việt Nam phải trả đũa. Họ cảm thấy bị xúc phạm và đã quyết định giúp chúng
tôi”.
Minh
chứng tiếp theo được báo Phnom Penh Post dẫn lời ông Hun Many: “Thế giới
không nên quên người dân Campuchia đã phải chịu đựng những gì. Trong khoảng
thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày, bởi vì thế giới nhắm mắt làm ngơ với chúng tôi
nên gần 3 triệu người vô tội đã chết dưới tay Khmer Đỏ. Trong khi tất cả đều
đang chơi trò chính trị, người Campuchia đã cầu mong không quan trọng đó là ai
và sự giúp đỡ đến từ đâu, chỉ cần chúng tôi được cứu khỏi chế độ diệt chủng
Khmer Đỏ. Và rồi cuối cùng chỉ có nước láng giềng Việt Nam chìa tay ra giúp
đỡ”. Trước đó, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thành lập
(3-12-1978) đã lên tiếng kêu gọi toàn dân đứng lên chống chế độ diệt chủng Pôn
Pốt - Ieng Sary, đồng thời mong muốn “quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân
dân Campuchia đánh đổ lực lượng Pôn Pốt - Ieng Sary để cứu nhân dân Campuchia
thoát khỏi nạn diệt chủng”.
Đáp
lại lời thỉnh cầu đó của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, để bảo
vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch phản
công biên giới Tây Nam với quy mô lớn nhằm đánh đổ hoàn toàn lực lượng Pôn Pốt,
giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng. Việt Nam huy động số
lượng lớn phương tiện chiến tranh kết hợp với lực lượng của Mặt trận Đoàn kết
dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tấn công tổng lực chống lực lượng Khmer Đỏ.
Tuy gặp phải sự kháng cự quyết liệt nhưng quân đội Việt Nam liên tục đánh bại
quân Khmer Đỏ. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân tình nguyện Việt Nam đã
chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ, phối hợp với lực lượng Mặt trận Đoàn kết dân
tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnom Penh
(7-1-1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17-1-1979).
Vào
ngày 2-1-2012, Thủ tướng Campuchia
Hun Sen khi sang Việt Nam dự lễ khánh thành di tích lịch sử Sư đoàn 125 (quân
đội Campuchia), tiền thân là lực lượng vũ trang Đoàn kết cứu nước Campuchia,
tại ấp Suối Râm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, đã đặt câu hỏi
trong bài phát biểu của mình: “Trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân
dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và ngăn
cản sự quay lại của chúng?”. Ông đã trả lời câu hỏi: “Đúng vào lúc người dân
Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên Phật tới cứu thì bộ đội
tình nguyện Việt Nam đã đến. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”.
Với
những luận cứ chứng minh rõ ràng và hùng hồn ở trên đã nói rõ vì sao tập đoàn
Pôn Pốt lại thất bại. Phần thắng của sự chính nghĩa của tình đoàn kết hữu nghị
thủy chung son sắc của hai dân tộc là minh chứng hùng hồn đặc biệt có giá trị
ngàn lần so với hàng trăm lời nói của các thế lực thù địch đang ngày đêm rêu
rao, chống phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét