Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

VIỆT NAM THỜI BÁO – NGUYỄN NAM, MỘT GIỌT NƯỚC DƠ BẨN CỐ LÀM Ô NHIỄM NỀN GIÁO DỤC NƯỚC TA

 

Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế …; bêu riếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực.

Trong khi mọi cấp, mọi ngành đang chung sức, cùng cố gắng vì một môi trường không có bạo lực học đường, thì một số phần tử phản động tìm mọi cách kích động mọi người, xuyên tạc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hoá học đường”. Không biết bọn chúng được bao nhiêu đồng tiền nhơ bẩn từ những bài viết như thế, nhưng rõ ràng chúng không hề quan tâm và sẵn sàng phá hoại sự quan tâm của Đảng và nhà nước tới thế hệ tương lại của đất nước.

Ai cũng biết rằng công tác giáo dục không phải trách nhiệm của riêng ai, mà là sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó không thể thiếu được chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục. Chỉ thị 08 ra đời đáp ứng yêu cầu khi nhiều vụ việc bạo lực học đường có ảnh hưởng không tốt đến các em học sinh, nhất là sự lan truyền nhanh chóng, đa chiều, khó kiểm soát của mạng xã hội. Nhưng bọn chúng – những kẻ vì đồng tiền bán rẻ đất nước – xuyên tạc rằng “điều đó không khác gì coi trường học là nhà tù”. Có lẽ chúng “mẫn cảm” với cụm từ “Bộ Công an” mà trong chỉ thị đã nêu chăng?

Vai trò, trách nhiệm của Bộ Công an được chỉ thị nêu rõ là:

a) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục hướng dẫn tập huấn, trao đổi thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm và phòng ngừa tệ nạn xã hội trong trường học.

b) Tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự xã hội khu vực xung quanh trường học, phối hợp với ngành Giáo dục trong phòng, chống và xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật xuất phát từ bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến học sinh, sinh viên.

Điều này rõ ràng là rất cần thiết, vì bản chất của bạo lực học đường là hành vi vi phạm pháp luật. Trong khi đó, mọi người đều bình đẳng và thượng tôn pháp luật, kể cả các em học sinh đang cắp sách đến trường cũng phải tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Thế nhưng bọn chúng nhằm mục đích gì khi xuyên tạc? Phải chăng chúng mong muốn diễn ra thảm cảnh bạo lực kinh hoàng ở các trưởng học ở xứ sở “Bông Kỳ”? Hành vi đó thật ghê tởm thay!

“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi). Thế nên dù bọn chúng có dơ bẩn đến mức nào cũng không thể làm vẩn đục nền giáo dục Việt Nam, không thể ngăn cản được đà tiến lên của dân tộc ta. Bọn chúng sẽ bị đào thải, bị lịch sử lãng quên, và nếu có ai đó nhớ tới thì cũng chỉ là sự ô nhục của gia đình, dòng họ đã sinh ra chúng./.

                                                                        Năm Tấn

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét