Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

 

TIẾP TỤC LÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC

VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

 

Lê Hữu

Trong thời gian qua, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” đã công bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền tại Việt Nam”. Trong đó, có nhiều nội dung trong báo cáo phản ánh sai lệch, thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế về vấn đề nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Báo cáo đó cho rằng, sau hơn 6 năm kể từ ngày vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đến lần kiểm điểm định kỳ năm 2019 theo đánh giá của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam vẫn chưa tương thích với Công ước quốc tế và Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những quyền cơ bản, từ phân việt đối xử, bắt, giam giữ tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập hội.

Là tổ chức được thành lập vào năm 1997, có trụ sở tại Hoa Kỳ, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” hoạt động dưới danh nghĩa “quy tụ một số cá nhân và đoàn thể dấn thân trong lãnh vực tranh đấu và bảo vệ nhân quyền và tự do mà mọi người dân Việt Nam đều có quyền hưởng như đã được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các văn kiện quốc tế nhân quyền khác”. Tuy nhiên, trên thực tế, báo cáo mà họ đưa ra hàng năm đều đi ngược lại với mục đích, tôn chỉ hoạt động của mình, nội dung báo cáo sai lệch, phản ánh một cách phiến diện, thiếu khách quan, minh bạch về thực tiễn tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Chúng có lẽ đã cố tình né tránh một thực tế rằng, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng vấn đề nhân quyền, quyền con người và luôn có những nỗ lực không ngừng cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. Theo đó, quyền con người đã được khẳng định trong bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 và 2013; Hiến pháp năm 2013 có chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có điều luật nhiều nhất, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49); hay tính từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng một lần nữa khẳng định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu”;….. Việc quan tâm, chăm lo xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người nói trên đã phản ánh đúng bản chất và thực tiễn của chế độ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hơn thế nữa, Việt Nam là một trong những quốc gia rất coi trọng, tích cực và luôn chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. Tính đến hết năm 2021 vừa qua, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người, đã phê chuẩn hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền;…. Điều đó khẳng định, Việt Nam luôn nỗ lực là thành viên tham gia các công ước quốc tế với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Vì vậy, Những luận điệu xuyên tác, vu khống về các vấn đề liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam nêu trên không thể làm căn cứ đánh giá, báo cáo, xếp loại nhân quyền của một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí bởi đây đều là sự khai thác từ số đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị, số này luôn có những hành động hủy hoại mọi nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. không thể mượn danh nhân quyền để tung hô cho lối sống tự do vô pháp, để biện minh cho những việc làm sai, trái lương tâm, đạo lý, phong tục và quay lưng lại với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét