THÀNH TỰU TRONG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM LÀ KHÔNG
THỂ PHỦ NHẬN
Đức Bách
Trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước từ trước đến nay, quyền con người và pháp luật về quyền con
người là nội dung rất quan trọng, được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm
2013 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền
con người mà Việt Nam đã tham gia.
Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều, trong đó
riêng Chương II có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân. Đồng thời, các nội dung liên quan đến quyền con người không
chỉ được quy định trong Chương II mà còn được đưa vào các chương khác của Hiến
pháp, tạo cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người được thụ hưởng, thực hiện và bảo
vệ quyền con người của mình.
Việt Nam đã tham gia Công ước về quyền dân
sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, ký ngày
24/9/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký
ngày 18/12/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ký ngày
19/3/1982; Công ước về quyền trẻ em, ký ngày 20/2/1990; Công ước về quyền của
người khuyết tật, ký ngày 22/10/2007; tham gia trong việc thành lập Ủy ban liên
Chính phủ ASEAN về nhân quyền, ký ngày 23/10/2009, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ
quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC), ngày 7/4/2010...
Thời gian qua, quyền con người được quy định một cách rõ
ràng, cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Việc đảm bảo quyền con
người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật. Những thành quả trong
việc bảo đảm, tôn trọng quyền con người và nâng cao chất lượng thụ hưởng các
quyền con người của mọi người dân được thể hiện trên mọi lĩnh vực, ở mọi điều
kiện, hoàn cảnh và đã được cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá
cao.
Theo báo cáo của trang mạng "We are social", năm
2020 Việt Nam có hơn 68 triệu dân sử dụng Internet (chiếm tỷ lệ 70% dân số) với
mục đích sinh kế, học tập, giải trí, biểu đạt và thực hiện các quyền con người
của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến vào
các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật, văn kiện Đại hội Đảng. Đồng thời,
với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về quyền của con người, Việt
Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm
kỳ 2014 - 2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày
7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường
trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần tuyệt
đối (192/193 phiếu).
Mới đây, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4 năm 2021 với nhiều dấu ấn,
đóng góp, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước đại dịch COVID-19
được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và thể hiện uy tín, vị thế quốc
tế ngày càng tăng của Việt Nam.
Thành tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt
Nam trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, đặc biệt là những
thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền
sống là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất
trong bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân
trên toàn thế giới phải trải qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét