Trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta, Đảng và nhà
nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng chống lại quan điểm cho rằng “thực
chất nền kinh tế nước ta là kinh tế Tư bản chủ nghĩa”.
Hiện nay, mọi quốc gia trên thế giới đều phải xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế riêng của mình, và tất yếu đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chế
độ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau.
Trong các nước tư bản, đó là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Ở nước ta, đó
là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh
nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định,
kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các hình thức sở
hữu, đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Theo quan điểm của Đảng ta, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại,
vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu
cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập , tự chủ kết hợp với chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển
kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – lỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng
quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối“.
Ở ngay cả các quốc gia Tư bản, nền kinh tế thị
trường dù vận hành thế nào thì cũng có sự quản lý, điều tiết của nhà nước Tư
bản. Chính vì vậy, kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường,
áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để
kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và
khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động
của toàn thể nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét