Chủ nghĩa Mác do C.Mác và người bạn đồng hành của mình là Ph.Ăngghen sáng
lập vào những năm 40, 50 của thế kỷ XIX. Nội dung của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra
được xu thế vận động của lịch sử xã hội loài người, tìm ra nguyên nhân của
những khổ đau, áp bức, đồng thời phát hiện ra lực lượng, con đường, biện pháp
xây dựng xã hội mới. Mục tiêu cao cả là hướng đến xây dựng thành công chủ nghĩa
cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, con người được giải phóng toàn diện, không
còn áp bức, bóc lột, bất công. Mục tiêu của Chủ nghĩa Mác đã thể hiện bản chất
của một học thuyết nhân văn vì hướng con người đến một xã hội tốt đẹp.
Khi mới 17 tuổi - vừa tốt nghiệp trung học, C.Mác đã nêu rõ
quan điểm khi chọn nghề: “Nếu chúng ta lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta
có thể lao động nhiều nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn
lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người, khi ấy
điều chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị
kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự
nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng,
và những con người cao thượng sẽ rơi những giọt lệ cháy bỏng trước thi hài của
chúng ta”. Những tư tưởng đó đã ươm mầm cho tính nhân văn của chủ nghĩa Mác sau
này. Do vậy, ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác đã mang tinh thần nhân văn
bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không chỉ bàn đến những vấn đề của xã hội
hiện tại - xã hội tư bản chủ nghĩa mà còn nói đến cả xã hội tương lai. Đó là xã
hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Khát vọng của C.Mác khi xây dựng chủ nghĩa cộng sản là “sự
phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người”. Chính điều này đã làm nên tính nhân văn của chủ nghĩa Mác mà không
học thuyết nào có được. Do đó, những người lên tiếng phê phán chủ nghĩa Mác vì
họ cho rằng đó chỉ là quyết định luận kinh tế, ít quan tâm đến vai trò của con
người, là “chủ nghĩa lý luận không có con người”, hay đối với C.Mác, chỉ có con
người giai cấp, không có con người cá nhân… là những quan điểm sai lầm, phiến
diện nhằm phủ nhận tính nhân văn của chủ nghĩa Mác.
Dù đã ra đời cách đây gần 200 năm nhưng những quan điểm của
chủ nghĩa Mác vẫn có sức sống bền vững và giá trị trường tồn. Sức sống của chủ
nghĩa Mác được thể hiện ở chỗ nó đã giải đáp những vấn đề mà tư tưởng tiến tiến
của loài người đặt ra, soi sáng các nhiệm vụ lịch sử đã chín muồi của nhân
loại. Đó là nhiệm vụ giải phóng con người khói mọi hình thức áp bức, bóc lột,
khỏi mọi sự tha hóa. Mặc dù ngay từ khi mới ra đời và trong giai đoạn hiện nay,
vẫn luôn có nhiều quan điểm phê phán, xuyên tạc nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác
nhưng cho đến ngày nay, đó vẫn là một học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất
đáp ứng mọi nhiệm vụ của lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế
được.
Ngày nay, sức sống của chủ nghĩa Mác còn tiếp tục được thể
hiện ở chỗ dù đời sống thực tiễn của xã hội hiện đại đã vận động, phát triển
qua rất nhiều giai đoạn khác nhau với những khúc quanh co, thăng trầm song cũng
không vượt ra ngoài những quy luật phổ biến được được trình bày trong học
thuyết Mác dù người ta có thừa nhận hay không thừa nhận điều đó.
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, một mặt chúng ta phải luôn kiên
định, vững vàng với những nguyên lý cho tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác,
mặt khác cũng phải không ngừng bổ sung, phát triển những quan điểm của học
thuyết này cho phù hợp với thực tiễn. Việc bổ sung, phát triển đó không phải là
“xét lại” chủ nghĩa Mác; cũng không phải là làm lu mờ chân giá trị của chủ
nghĩa Mác mà là làm cho những nội dung, quan điểm của học thuyết Mác được có
thêm sức sống mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giai đoạn hiện nay. Đó
là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi những người mácxít phải kiên trì, có
bản lĩnh và có trách nhiệm với hệ thống lý luận khoa học và cách mạng được coi
là nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay.
Nguyễn Trung Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét