NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI LỆCH VỀ
VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CỦA
ĐẢNG TA
Cao Hải Sơn
Lợi dụng việc Trung ương Đảng
tổ chức Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, các đối tượng xấu đã tung ra nhiều
thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước,
gây phân tâm trong dư luận.
Đã trở thành thông lệ, khi
Đảng, Nhà nước ta tiến hành bất kỳ sự kiện chính trị quan trọng nào, các đối
tượng chống đối lại tạo cớ xuyên tạc, chống phá. Liên quan đến Hội nghị Trung
ương 5 khoá XIII, các thế lực thù địch, phản động, chống đối cũng xuyên tạc,
hướng lái tiêu cực trong dư luận trên các kênh mạng xã hội.
Không chỉ dừng lại ở việc xuyên
tạc nội dung hội nghị, các đối tượng này cũng tung ra những thông tin mang tính
suy diễn, quy chụp liên quan đến công tác cán bộ của Đảng để gây hoang mang dư
luận. Trong đó, mũi nhọn công kích được các đối tượng xấu hướng vào vấn đề
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, tạo cớ chống phá. Về vấn đề
này, sau khi nghiên cứu, đánh giá, thảo luận, cân nhắc một cách kỹ lưỡng đã
nhất trí chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực. Đây là tiền đề để cả nước phát huy mạnh mẽ hơn nữa những kết quả đã
đạt được, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa lan toả về chiều
rộng, vừa đi vào chiều sâu. Tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương
đã bàn và thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù
hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, thông qua cách đánh giá, nhìn
nhận với động cơ xấu của mình, các đối tượng xấu lại rêu rao cho rằng “tham
nhũng tại Việt Nam như một con virus ăn sâu vào tế bào của Đảng Cộng sản, từ
trên xuống dưới”; “Việt Nam chống tham nhũng loay hoay như con kiến cành đa”.
Rõ ràng, những luận điệu này là hết sức phi lý, suy diễn vô căn cứ nhằm bôi nhọ
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cần khẳng định rõ, tham nhũng không phải là
“sản phẩm riêng” của Việt Nam mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế
giới, là một vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Điều này đã được nhìn nhận rõ
trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003: “Không còn là một vấn đề,
tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng
đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát
tham nhũng là yêu cầu cấp thiết”.
Thời gian qua, công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã được thực hiện một cách quyết liệt,
đúng hướng, mang lại hiệu quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã theo dõi, chỉ đạo khởi tố mới 4 vụ
án với 23 bị can, khởi tố mới 7 bị can trong 3 vụ án, khởi tố bổ sung tội danh
4 bị can trong 2 vụ án; kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 5 vụ án/134 bị can;
truy tố 3 vụ án/34 bị can; xét xử sơ thẩm 2 vụ án/14 bị cáo, xét xử phúc thẩm 1
vụ án/4 bị cáo. Trong đó, có 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Việc Trung
ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực cấp tỉnh là thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, bao che với tham nhũng,
tiêu cực; bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện
thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, giúp cho “trên dưới đồng
lòng, dọc ngang sáng suốt”, đẩy lùi tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét