Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

 

KIÊN ĐỊNH SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

                                                           Quảng Phúc

Thời gian gần đây, một số đối tượng có quan điểm thù địch tiếp tục rêu rao luận điệu phản cách mạng, chúng cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử! Bằng cơ sở lý luận và thực tiễn, những người cộng sản có thể khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, chúng ta luôn kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bất kỳ mọi hoàn cảnh, tình huống nào.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 92 năm qua.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định: “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất phức tạp. Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”[1]. Người nhấn mạnh: “Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo, vì: - Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn. - Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến thắng lợi hoàn toàn”[2].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, khẳng định: “Kết hợp hài hòa, chặt chẽ và có hiệu quả giữa xây dựng với chỉnh đốn Đảng; giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng. Không ngừng nâng cao năng lực và đổi mối phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới”.[3]



[1] Hồ Chí Minh (1953), THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 274.  

[2] Hồ Chí Minh (1953), THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 274.  

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 40.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét