Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

 

CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

Phạm Yên Hưng

          Thời gian gần đây, có một số quan điểm sai trái, thù địch cho rằng: Cán bộ lãnh đạo của Đảng là nhóm người đặc quyền, đặc lợi, xa hoa, trụy lạc. Chúng rêu rao, cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì vai trò duy nhất lãnh đạo là để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của các cán bộ lãnh đạo. Vì vậy, để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh, làm thất bại những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, thì nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ của Đảng thực sự là vấn đề rất quan trọng, có ý thiết thực.

           Bản chất của quan điểm sai trái, thù địch trên là muốn làm xấu hình ảnh của người cán bộ, đảng viên, qua đó, nhằm hạ uy tín của Đảng ta. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[1]. Người nhấn mạnh: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta. Đảng ta là một đoàn thể đấu tranh. Trong cuộc tranh đấu thường hao tổn một số cán bộ quý báu. Vì vậy, chúng ta càng phải quý cán bộ, phải bổ sung cán bộ, phải giữ gìn cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới”[2]. Sao cho đối đãi đúng với mọi người? Đó là một vấn đề rất trọng yếu. Vì vậy, theo Bác, chúng ta cần phải chú ý mấy việc dưới đây: Hiểu biết cán bộ; khéo dùng cán bộ; cất nhắc cán bộ; thương yêu cán bộ; phê bình cán bộ.

          Đảng ta luôn coi trọng vấn đề cán bộ, công tác cán bộ. Đảng không che giấu khuyết điểm của cán bộ, đảng viên. Đảng ta luôn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ, từ đó, xác định đúng nội dung, phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã thống nhất ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhằm xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta khẳng định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết[3].

Vì vậy, việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của người cán bộ, của công tác cán bộ của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phản động sai trái. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì cần thường xuyên coi trọng định hướng tư tưởng và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trên cơ sở đó, tiếp tục giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức cống hiến để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

         

         



[1] Hồ Chí Minh (1947), SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC - IV. VẤN ĐỀ CÁN BỘ, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 309. 

[2] Hồ Chí Minh (1947), SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC - IV. VẤN ĐỀ CÁN BỘ, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 314. 

 

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 187.

 

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC

QUYẾT TÂM PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA SAU HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5

Việt Vương

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã tập trung nghiên cứu, đánh giá, thảo luận và quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó, Trung ương đã thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Lợi dụng việc đó, một số kênh truyền thông có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam như BBC News Tiếng Việt, Đài Á châu tự do – RFA, Đài VOA… cùng các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chân trời mới media đã đăng tải nhiều bài viết, thông tin, đánh giá mang tính chất xuyên tạc, hướng lái tiêu cực trong dư luận.       

Một số luận điệu mà các đối tượng này đưa ra đó là: Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chứng tỏ công tác chống tham nhũng “không hiệu quả”, “không có chuyển biến”; chính quyền sinh ra tham nhũng, tiêu cực rồi lại thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực sự chỉ để “làm màu”. Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc chủ trương, quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta.

Thực tế thì sao? Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã được thực hiện một cách quyết liệt, đúng hướng, mang lại hiệu quả tích cực. 63/63 tỉnh, thành uỷ đã nhất trí chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là tiền đề để cả nước phát huy mạnh mẽ hơn nữa những kết quả đã đạt được, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa lan toả về chiều rộng, vừa đi vào chiều sâu, việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Việc Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh là thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, bao che với tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, giúp cho “trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt”, đẩy lùi tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Dư luận cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân đánh giá cao chủ trương của Trung ương và mong rằng, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sớm được thành lập, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đi vào hoạt động, tạo động lực mới và những chuyển động rõ nét ở địa phương, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực ở các cấp cơ sở, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra../.

 

 

không thể xuyên tạc

Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) của đảng

                                                                        Nguyễn Văn

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII họp từ ngày 4 đến ngày 10-5-2022, tại Hà Nội, thảo luận, cho ý kiến và quyết định 6 vấn đề về nội dung của Hội nghị. Dư luận xã hội rất đồng tình với những vấn đề mà Trung ương nêu ra trong Hội nghị này; đồng thời đánh giá cao kết quả của Hội nghị. Tuy nhiên, trước, trong và sau Hội nghị, trên các trang mạng xã hội đã tung ra một loạt bài viết có tính khiêu khích, nhằm chia rẽ nội bộ, đả kích vào Hội nghị. Bài của một ông giáo sư, nhan đề: “Khát vọng và xấu hổ”, viết: “Hiện nay, Đảng đang họp Hội nghị Trung ương 5 để thảo luận một số vấn đề quan trọng. Hy vọng trong số các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương có được vài người có trí tuệ và dũng cảm, nêu ra được sự thật phũ phàng là lãnh đạo của Đảng đang chủ trương làm một số việc sai quy luật, trái Đạo Trời, trái với mong đợi của toàn dân”. Có bài viết: “Chúng ta không hy vọng Hội nghị Trung ương 5 có thể hóa giải được tình thế lưỡng nan về đối nội và đối ngoại của Việt Nam hiện nay”. Lại có bài viết: “Nội tình của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trước Hội nghị Trung ương 5, những cuộc so găng trong tứ trụ”, v.v.. Những nhận định trên chứng tỏ phản ánh sai về thực chất của Hội nghị Trung ương 5 và đây là những ý kiến thiếu khách quan, xuyên tạc sai sự thật về Hội nghị này.

Trước hết, phải nói rằng, những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu: Đẩy mạnh phát triển kinh tế  – xã hội của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở, đáp ứng ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới….

Những vấn đề rất quan trọng được nêu ra tại Hội nghị Trung 5 là: (1) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, luật pháp về đất đai. (2) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (3) Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. (4) Về đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. (5) Về đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham những, tiêu cực. (6) Về kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Hội nghị đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đất đai là rất đúng hướng, vì nó đang là vấn đề nổi cộm, vô cùng nhạy cảm. Hiện nay, đang có tình trạng nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em vì đất. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề đai là một lĩnh vực rất rộng lớn, cơ bản, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Không phải ngẫu nhiên trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai. Vì vậy, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030, nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, bảo đảm sát với tình hình thực tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Gắn với vấn đề đất đai là vấn đề tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng kết lần này nhằm chỉ ra những kết quả, thành tựu to lớn, toàn diện, rất ấn tượng đã đạt được; đồng thời, cũng thẳng thắn nhận diện những hạn chế, yếu kém tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thay đổi một bước bộ mặt nông thôn mới.

Đặt vấn đề phát triển nông nghiệp phải gắn với vấn đề nâng cao trình độ nhận thức của người nông dân và làm mới bộ mặt nông thôn bằng phong  trào xây dựng nông thôn mới.

Gắn với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề kinh tế tập thể. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18-3-2002) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đảng khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tập thể, xác định rõ phát triển kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Qua tổng kết cho thấy sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức trong hệ thống chính trị và nhân dân về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể được quan tâm xây dựng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Tổ hợp tác với tổ chức cơ cấu gọn, nội dung hoạt động đơn giản, nhưng thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của các xã viên. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Khu vực kinh tế tập thể cơ bản đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

Hội nghị chỉ ra những hạn chế của kinh tế tập thể, rõ nhất là chưa đạt mức phát triển như mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng đóng góp vào GDP cả nước của khu vực kinh tế tập thể còn thấp và có xu hướng giảm dần…

Cùng với vấn đề tiếp tục đổi mới chính sách, luật pháp về vấn đề đất đai; về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về vấn đề tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hội nghị lần này còn đề cập đến đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; xây dựng đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham những, tiêu cực; về vấn đề kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, toàn là những vấn đề quan trọng của công tác Đảng.

Trung ương đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận và đã thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Trung ương nhất trí cao về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham những tiêu cực.

Riêng vấn đề thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có người viết bài đăng trên mạng cho rằng, đây là “thất bại của việc phòng, chống tham những ở Trung ương, vì ở Trung ương không chống được, thì mới nhờ cậy ở địa phương”. Thực ra, vấn đề không phải như vậy, mà ở chỗ Trung ương tăng cường phòng, chống tham nhũng trên quy mô rộng lớn hơn, bao quát hơn, toàn diện hơn, mang tính hệ thống hơn. Vì vậy, có thể nói đây là chủ trường đúng.

Nhìn lại lịch sử, mỗi khi đứng trước những vấn đề gai góc, Đảng dựa vào nhân dân và trí tuệ của Đảng để giải quyết. Sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân là cội nguồn để Đảng lãnh đạo vượt qua khó khăn, thử thách mang lại thành công. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII là một biểu hiện của tinh thần đó.

Mọi luận điệu xuyên tạc Hội nghị Trung ương 5 đã và đang bị dư luận xã hội phê phán.

 

 

SỰ VÔ CẢM CỦA NHỮNG KẺ RÊU RAO LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ THÀNH QUẢ CHỐNG DỊCH COVID-19

                                                              Biên Cương

Bắt đầu từ tháng 12 năm 2019 đến nay, hai năm rưỡi trôi qua cơn bão đại dịch Covid-19 đã hoành khắp thế giới trong đó có nước ta gây ra biết bao thiệt hại nặng nề cả về con người và vật chất, nền kinh tế thế giới đã suy thoái càng suy thoái trầm trọng hơn, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi quốc gia, mọi người dân, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt giàu nghèo, các ngành nghề, địa vị, giai cấp tầng lớp. Covid-19 lặng lẽ tấn công cướp đi hơi thở của hơn 6,3 triệu người trên toàn cầu và hơn 43.000 người dân Việt Nam trong số đó có cả trẻ em, phụ nữ mang thai, những bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Dịch Covid-19 len lỏi vào từng ngõ ngách, từng ngôi nhà và lấy đi sinh mạng của biết bao người, để lại một nỗi mất mát, một khoảng trống không gì bù đắp nổi.

 

Tưởng nhớ những nạn nhân Covid-19 và góp phần xoa dịu nỗi mất mát của người ở lại, đồng thời khích lệ mọi người cùng nhau cố gắng vượt qua đại dịch; với ý nghĩa đó Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã phối hợp với Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đại dịch Covid-19. Lễ tưởng niệm đã được hưởng ứng đông đảo trên khắp mọi miền Tổ quốc. Nhưng bên cạnh sự chia sẻ, cảm thông ấy thì còn một số đối tượng cố tình xuyên tạc những giá trị, tầm quan trọng cũng như công lao của tuyến đầu chống dịch và các cơ quan đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn Covid-19. Chúng xuyên tạc rằng lễ tưởng niệm này là “Hoà tan trách nhiệm, ý định chuyển hướng dư luận” và đưa ra những lời kêu gọi bằng lời lẽ kích động chia rẽ đoàn kết. Chúng còn cho rằng: người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định nghỉ lễ chào mừng ngày 30/4, 1/5, phải tập trung đi bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các câp vào ngày 23/5/2021, phải tập trung đông người làm căn cước ngày đêm, tập trung thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông… trong lúc trận đại dịch đang quét qua cả thế giớilà nạn nhân của những quyết định cách ly tập trung nhốt chung F0 và F, không chữa trị, bỏ đói rất nhiều khu vực bị cách ly, phong toả…

Có thể thấy, đây là một cái nhìn lệch lạc, xuyên tạc với mục đích đông cơ chống phá. Chúng ta thấy rằng ngày 30/4 và ngày 1/5 là những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người dân Việt Nam không thể nói rằng, vì quyết định nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong lúc dịch bệnh làm phát sinh thêm nhiều ca tử vong hay là “nạn nhân” của quyết định đó được. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có nguy cơ bùng phát trở lại nhất là vào dịp nghỉ lễ, Bộ Y Tế đã kêu gọi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông không cần thiết, không được chủ quan, lơ là; khuyến cáo và đề nghị người dân thực hiện tốt 5K để đảm bảo an toàn nên việc quy chụp như vậy thiếu trách nhiệm và vô căn cứ. Các sự kiện hoạt động khác như bầu cử, làm Căn cước công dân, tổ chức thi tốt nghiệp trung học, thi chuyển cấp…đều đã được chính quyền các cấp và cơ quan y tế từ trung ương đến địa phương hướng dẫn cách tổ chức tuân thủ đầy đủ các biện pháp y tế, bảo đảm quy tắc 5K trong xuyên suốt quá trình tạo thuận lợi tối đa các hoạt động được diễn ra thông suốt, an toàn, đúng quy định.

Luận điệu cho rằng người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định cách ly tập trung không chữa trị, nhốt chung F0 và F1, bỏ đói rất nhiều khu vực bị cách ly, phong toả. Do số lượng gia tăng ngày càng nhiều của dịch bệnh, từ khu vực này sang khu vực khác nên mới phải có các biện phong toả, cách ly tập trung. Với chủ trương phát hiện, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, khai thác các nguồn lực tại chỗ là biện pháp căn bản cần áp dụng trong thời gian này để giảm thiểu tình trạng lây lan dịch bệnh một cách kịp thời trong điều kiện chưa có vácxin và hệ thống y tế còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.

Với chủ trương tất cả vì sự an toàn của người dân nên khi phong toả hay cách ly, người dân đều được chăm sóc đầy đủ chứ không hề bị bỏ đói như lời xuyên tạc của những đối tượng chống phá. Các lực lượng tuyến đầu: y tế, bộ đội, công an, đoàn viên thanh niên, sinh viên tình nguyện…đã phải căng mình đến kiệt sức ở các điểm nóng. Người dân được phân phát lương thực, thuốc men chăm lo về sức khoẻ lẫn nơi ăn chốn ngủ đến từng nhà từng người trong khi những lực lượng tuyến đầu không có lấy một giấc ngủ ngon, ngủ lán trại, ngủ vạ vật, ăn qua quýt…Vì vậy, không thể quy chụp cho các sự việc trên là nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, gây nhiều ca tử vong cho người dân.

Có thể nói luận điệu của bọn chúng là thiếu căn cứ, vô trách nhiệm, thể hiện sự vô cảm của chúng nhằm xuyên tạc, kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết nhân dân với Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành chống dịch của Nhà nước và nhân dân ta nhất là những hi sinh mất mát của những lực lượng trên tuyến đàu chống dịch. Đây là những lời lẽ luận điệu nham hiểm cần phải bị lên án và xử lý thích đáng theo quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu mọi người thật tỉnh táo sáng suốt để không bị mắc mưu các đối tượng xấu với những thông tin xấu độc, xuyên tạc như vậy, cùng nhau đoàn kết, chung sức với nhân dân cả nước, tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền cơ sở và ngành y tế để cùng nhau quyết tâm thực hiện tốt các biên pháp chống dịch trên tinh thần  tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" tiến tới ngăn chặn đẩy lùi đại dịch trong thời gian tới. Thực tiễn đất nước hiện nay nhất là sau thành công của Đại hội Thể dục thể thao khu vực Đông Nam Á (SEAGAMES) lần thứ 31 do Việt Nam đăng cai tổ chức được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao – một kỳ đại hội đầy kỷ lục và ấm áp tình người là một minh chứng sống động cho chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta thích ứng, linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid 19 hiện nay.

                                                                                               

 

 

          Nhận diện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

                                                                                            Đức Bách

Do vị trí, tầm quan trọng và những thành tựu to lớn của đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, các thế lực thù địch gia tăng mũi nhọn tấn công xuyên tạc, chống phá đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam.

Thủ đoạn của các thế lực là gia tăng cường độ, tần suất và diện bao phủ của các thông tin xuyên tạc về đối ngoại, tập trung vào những nội dung:

Một là, thông tin sai lệch việc triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Đảng, Nhà nước ta. Các thế lực thù địch xuyên tạc rằng, nền ngoại giao của Việt Nam còn lạc hậu, đường lối bị động, một mặt, hội nhập do thiếu bản sắc nên bị hòa tan, mặt khác, lại cục bộ, “chọn bên” nên chưa có sức ảnh hưởng, thiếu cả độ rộng lẫn chiều sâu, nên đối ngoại chưa đủ sức giữ vị trí tiên phong để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

          Hai là, các thế lực thù địch tìm cách cản trở Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác, tác động, lôi kéo, mua chuộc các đối tác từ bên ngoài để gây sức ép, tác động vào bên trong đất nước; quốc tế hóa những vấn đề nội bộ của Việt Nam.

Ba là, lợi dụng các vấn đề đối ngoại để xuyên tạc các lĩnh vực có liên quan, âm mưu “một mũi tên trúng nhiều đích”, nhất là xuyên tạc các vấn đề nhạy cảm về chủ quyền, kinh tế, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… Đơn cử, các thế lực thù địch bóp méo thông tin liên quan các vấn đề đối ngoại về chủ quyền, nhất là trong mối quan hệ với các nước lớn của ta, lợi dụng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc để kích động người dân tạo nên các “phong trào” “bài”, “thoát” hay “thân”, “đồng minh”… với các nước lớn; trong quá trình đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương của ta, các thế lực thù địch thường xuyên thông tin sai lệch tác động lên các đối tác của ta, gây sức ép để quá trình đàm phán bất lợi, hòng đan cài những vấn đề chính trị trong các nội dung kinh tế… 

Bốn là, chống phá trước, trong và sau các hội nghị ngoại giao lớn do Việt Nam tổ chức. Trước khi các hội nghị ngoại giao lớn diễn ra, các thế lực thù địch tung các thông tin sai lệch về tình hình đất nước, về công tác chuẩn bị, về đường lối ngoại giao của ta… gây nhiễu, rối thông tin, làm bất lợi việc tổ chức, kêu gọi “tẩy chay” sự kiện; trong hội nghị tiếp tục gửi các “thư ngỏ”, “kiến nghị” đến các đoàn, cơ quan ngoại giao nước ngoài yêu cầu can thiệp các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…; sau hội nghị đưa ra các đánh giá hạ thấp, bôi đen, phủ định thành công của sự kiện, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trước những sự chống phá trên, công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết, thực hiện bằng nhiều biện pháp, xin được nêu ra mấy biện pháp cụ thể sau:

 Một là, cấp ủy các cấp quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện hiệu quả quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng ta, nhất là những điểm mới về đường lối đối ngoại tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.   

Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại, góp phần củng cố đồng thuận xã hội, tăng cường sự ủng hộ và niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong triển khai chính sách đối ngoại, trong đó, chú trọng tuyên truyền những thành tựu của Việt Nam trong hội nhập quốc tế; những sáng kiến, đóng góp của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương; các hoạt động đối ngoại cấp cao của Việt Nam; vai trò và các đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN và Liên hợp quốc nói riêng và trong các vấn đề khu vực cũng như quốc tế nói chung. Qua đó, khẳng định uy tín quốc gia, vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Hai là, cần bám sát tình hình thực tiễn, theo dõi sát tình hình quốc tế và trong nước, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, xây dựng kịch bản, phương án định hướng, xử lý tình huống trong tổ chức sự kiện đối ngoại. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dự báo tình hình khu vực và thế giới. Xây dựng cơ chế phối hợp xử lý nhanh chóng, chính xác, hiệu quả các vấn đề quan trọng, nhạy cảm, đột xuất trong tổ chức sự kiện đối ngoại để chủ động hơn nữa trong định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trong vấn đề Biển Đông, tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền… Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng thù địch. Tận dụng đa dạng các kênh truyền thông, nhất là các phương tiện truyền thông mới, bằng các ngôn ngữ khác nhau để lan tỏa các thông tin đối ngoại; làm chủ việc cung cấp thông tin trong quá trình tổ chức sự kiện đối ngoại.

Ba là, tổ chức sự kiện đối ngoại tại Việt Nam phải được quan tâm, chỉ đạo, đầu tư xứng đáng, cần tăng cường triển khai các sự kiện đối ngoại lớn, có tầm cỡ. Tổ chức sự kiện đối ngoại lớn tại Việt Nam là một phương thức hữu hiệu để nâng tầm uy tín, vị thế của đất nước, do vậy cần được quan tâm, đầu tư thích đáng, ngày càng chuyên nghiệp hóa và nâng tầm công tác tổ chức các sự kiện đối ngoại quốc tế quy mô, tầm vóc lớn. Tránh để xảy ra những sai sót, sơ hở trong các khâu tổ chức, dễ bị các thế lực xấu lợi dụng phản tuyên truyền chống phá.

Bốn là, tổ chức các sự kiện đối ngoại lớn ở Việt Nam cần kết hợp đẩy mạnh thông tin về những thành tựu đạt được, những đóng góp của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Năm là, các cơ quan chỉ đạo, quản lý, các lực lượng thực hiện công tác tổ chức các sự kiện đối ngoại được tổ chức ở Việt Nam cần phát huy vai trò quan trọng của truyền thông quốc tế và vai trò của các phóng viên nước ngoài đến Việt Nam đưa tin, bài về sự kiện. Các tập đoàn, hãng thông tấn, báo chí nước ngoài uy tín giúp lan tỏa thông tin tích cực về Việt Nam với độ phủ thông tin rộng lớn đến dư luận quốc tế, từ đó góp phần phản bác lại những luận điệu sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam của các thế lực thù địch một cách khách quan, thuyết phục.

Sáu là, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái về Việt Nam hiện nay cần có phương thức phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng không gian mạng, các phương tiện truyền thông xã hội chống phá, xuyên tạc đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Bởi vậy, ngoài hình thức đấu tranh thông tin truyền thống, cần bổ sung những hình thức đấu tranh mới, như đấu tranh trực tiếp, trực diện trên không gian mạng, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội; kết hợp giữa lan tỏa thông tin chiều rộng với ngày càng chú trọng công tác thông tin lý luận đối ngoại - đấu tranh có chiều sâu bằng lý luận bẻ gãy những luận điệu xuyên tạc, sai trái từ gốc; tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin với các tập đoàn, hãng thông lớn của thế giới, cộng hưởng sức mạnh truyền thông trong nước và quốc tế trong thông tin đối ngoại.

 

 

 

 

NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI LỆCH VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CỦA ĐẢNG TA

                                Cao Hải Sơn

Lợi dụng việc Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, các đối tượng xấu đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, gây phân tâm trong dư luận. 

Đã trở thành thông lệ, khi Đảng, Nhà nước ta tiến hành bất kỳ sự kiện chính trị quan trọng nào, các đối tượng chống đối lại tạo cớ xuyên tạc, chống phá. Liên quan đến Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII, các thế lực thù địch, phản động, chống đối cũng xuyên tạc, hướng lái tiêu cực trong dư luận trên các kênh mạng xã hội.

Không chỉ dừng lại ở việc xuyên tạc nội dung hội nghị, các đối tượng này cũng tung ra những thông tin mang tính suy diễn, quy chụp liên quan đến công tác cán bộ của Đảng để gây hoang mang dư luận. Trong đó, mũi nhọn công kích được các đối tượng xấu hướng vào vấn đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, tạo cớ chống phá. Về vấn đề này, sau khi nghiên cứu, đánh giá, thảo luận, cân nhắc một cách kỹ lưỡng đã nhất trí chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là tiền đề để cả nước phát huy mạnh mẽ hơn nữa những kết quả đã đạt được, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa lan toả về chiều rộng, vừa đi vào chiều sâu. Tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, thông qua cách đánh giá, nhìn nhận với động cơ xấu của mình, các đối tượng xấu lại rêu rao cho rằng “tham nhũng tại Việt Nam như một con virus ăn sâu vào tế bào của Đảng Cộng sản, từ trên xuống dưới”; “Việt Nam chống tham nhũng loay hoay như con kiến cành đa”. Rõ ràng, những luận điệu này là hết sức phi lý, suy diễn vô căn cứ nhằm bôi nhọ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cần khẳng định rõ, tham nhũng không phải là “sản phẩm riêng” của Việt Nam mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, là một vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Điều này đã được nhìn nhận rõ trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003: “Không còn là một vấn đề, tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết”.

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đã được thực hiện một cách quyết liệt, đúng hướng, mang lại hiệu quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã theo dõi, chỉ đạo khởi tố mới 4 vụ án với 23 bị can, khởi tố mới 7 bị can trong 3 vụ án, khởi tố bổ sung tội danh 4 bị can trong 2 vụ án; kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 5 vụ án/134 bị can; truy tố 3 vụ án/34 bị can; xét xử sơ thẩm 2 vụ án/14 bị cáo, xét xử phúc thẩm 1 vụ án/4 bị cáo. Trong đó, có 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Việc Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh là thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, bao che với tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, giúp cho “trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt”, đẩy lùi tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.