Ngày 5-4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng uỷ Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và các ông: Trung tướng Đỗ Quyết, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Quân y; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Quân y.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương (UBKT), Ban Bí thư nhận thấy: Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y
các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ,
thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để
một số lãnh đạo chủ chốt của Học viện và nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm các
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đề xuất, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét
nghiệm Covid-19 và mua sắm vật tư y tế, kit xét nghiệm phòng, chống dịch
Covid-19.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả,
nguyên nhân vi phạm theo Quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng
viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng uỷ Học
viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 bằng hình thức cảnh cáo; thi
hành kỷ luật Trung tướng Đỗ Quyết và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương bằng hình thức
cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.
Sự việc đó đã tạo ra không ít những những băn khoăn trong dư
luận trong xã hội. Tuy nhiên xét về bản chất thì kỷ luật là điều bình thường vì
có sai thì có sửa, thể hiện quyết tâm của Đảng làm trong sạch đội ngũ cán bộ
đảng viên với phương châm không có vùng cấm và cán bộ trong Quân đội cũng không
phải là ngoại lệ.
Trong suốt chiều dài của lịch
sử Đảng đã từng xử lý nhiều cán bộ sai phạm rất nghiêm minh. Năm1949, Tòa án
quân sự liên khu III đã xét xử và tuyên phạt Đặng Trần Dương, nguyên Trưởng ty
Công an Hà Nam án tử hình, Nguyễn Đình Điền, nguyên Giám đốc Công an Liên khu
III án 20 năm tù, 9 đối tượng còn lại chịu các mức án phạt từ 5 năm tù trở lên
về hành vi lợi dụng chức quyền biển thủ vàng, tiền của Nhà nước, nhận hối lộ,
buôn lậu, tự tiện thả trọng phạm, thông dâm với nữ phạm, phá hoại công cuộc
kháng chiến. Đặng Trần Dương viết đơn xin giảm án gửi Chủ tịch chính phủ kháng
chiến nhưng ngày 20-8-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 99/SL bác
đơn xin ân giảm của Đặng Trần Dương. Bản án tử hình được thi hành. Việc xử lý
những cán bộ Công an thoái hóa biến chất đã khẳng định tính nghiêm minh của
pháp luật, nâng cao uy tín của ngành Công an trước nhân dân.
Mùa hè năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục
trưởng Cục Quân nhu, Bộ Quốc phòng trong quá trình làm việc do có hành vi tham
ô, nhũng lạm quân nhu, bị Cục Quân pháp bắt giam điều tra và đưa ra truy tố
trước Tòa án binh Ông ta bị tước quân hàm đại tá, bị tuyên phạm tội biển thủ
công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến và phải chịu mức án tử hình.
Trần Dụ Châu gửi đơn lên Chủ tịch Hồ Chí Minh xin ân giảm nhưng Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã bác lá đơn đó.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng tới
mọi mặt của đời sống xã hội, Đảng, Nhà nước giao trọng trách cho Học viện Quân
y tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế
tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng chống dịch và việc
mua sắm vật tư, kít xét nghiệm từ Công ty Việt Á. Tuy nhiên, một số cán bộ được
giao trọng trách đã mắc những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ. Các vi phạm này đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, làm
thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến công tác phòng,
chống dịch bệnh, gây bức xúc trong xã hội. Do vậy nhấn mạnh quan điểm không
nương nhẹ đối với mọi quân nhân nếu vi phạm kỷ luật quân đội hay vi phạm
pháp luật Nhà nước là điều đương nhiên. Bởi kỷ luật nghiêm minh là một trong
những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Và cũng chính sự nghiêm minh đó càng làm cho quân đội giữ được niềm tin yêu
trọn vẹn của nhân dân. Việc xử lý nghiêm minh, công khai các tướng lĩnh và
nhiều cán bộ khác trong quân đội đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng trong xử lý
vi phạm của cán bộ, đảng viên là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Người
nào mắc vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm khắc, giáo dục, răn đe đồng thời
kiên quyết rà soát, sàng lọc, đưa những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất
ra khỏi Đảng và bộ máy chính trị các cấp, góp phần làm cho tổ chức trong sạch,
vững mạnh hơn.
Rõ ràng, từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, nhiều cán bộ,
đảng viên trong quân đội đã bị xử lý kỷ luật hoặc vướng vòng lao lý vì liên
quan tới những sai phạm trong quản lý kinh tế, quản lý đất quốc phòng, trong
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Các vụ việc được xử lý nghiêm túc, chặt chẽ, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời không bao che, bưng bít thông tin.
Qua đó cho thấy Đảng ta đã rất quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, không né tránh trước bất cứ sai phạm nào. Dù cán bộ đó là ai,
là cán bộ cấp cao, hay tướng lĩnh quân đội thì khi mắc khuyết điểm đều bị kỷ
luật nghiêm khắc, xử lý trách nhiệm đến nơi, đến chốn. /.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét