Thật tự hào khi nhắc tới lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam – dân tộc có bề dày truyền thống trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm với tinh thần bất khuất, anh dũng và khí phách hiên ngang. Từ thời Vua Hùng dựng nước cho đến nay, dân tộc ta đã tiến hành hàng chục cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và hàng trăm cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Có lẽ những thử thách của lịch sử dựng nước và giữ nước đã “hun đúc” và tôi luyện nên trong mỗi con người Việt Nam những phẩm chất, đức tính cao đẹp như: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, kiên cường, mưu trí, lao động cần cù, sáng tạo, lòng nhân ái, bao dung… những phẩm chất đó đã hội tụ trở thành truyền thống tốt đẹp tạo nên bản sắc dân tộc của nền văn hoá và con người Việt Nam. Đến thời đại Hồ Chí Minh những phẩm chất đó đã được kế thừa, phát triển rực rỡ, thể hiện rõ nhất là Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, điều này được chứng minh một cách thuyết phục qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ-đỉnh cao của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được coi là thứ vũ khí sắc bén để quân và dân
ta chiến thắng kẻ thù xâm lược lớn mạnh và tàn bạo hàng đầu thế giới. Đó là chủ
nghĩa anh hùng tập thể, bởi nó xuất hiện và được phát huy cao độ trong phong
trào cách mạng của quần chúng, của tinh thần đoàn kết tạo ra sức mạnh tổng hợp
chiến thắng kẻ thù. Có lẽ chỉ có Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mới có được
những nét tiêu biểu riêng biệt mang đậm sắc thái truyền thống dân tộc: đó là
tinh thần tiến công trên trận địa, chiến tranh du kích trong vùng địch tạm
chiến; là hình ảnh của em bé đội mũ rơm đi học đến các mẹ, các chị chèo đò đưa
bộ đội qua sông dưới bom đạn… Có thể nói, trên khắp đất nước Việt Nam đâu đâu
cũng có sự tích anh hùng, con người anh hùng, nó trở thành truyền thống của dân
tộc Việt Nam được hình thành và tôi luyện qua sự khắc nghiệt của chiến tranh.
Chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam là sự kết hợp nhuần nhuyễn của lòng dũng cảm,
sự mưu trí sáng tạo trong đánh địch, là sự quyết tâm làm chủ các loại vũ khí từ
thô sơ đến hiện đại. Đồng thời, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam còn cho
thấy sự linh hoạt, sáng tạo trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện với sự
huy động toàn thể các lực lượng, mọi tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội, hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc cứu nước. Từ các em học sinh, sinh
viên, trí thức đến các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo từ Bắc chí Nam đều chung
một lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, lập lại nền hoà bình cho đất nước.
Thực
tiễn lịch sử đã cho thấy, có nhiều thời điểm đất nước ta trong tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng Chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt, làm
nên những thắng lợi kỳ diệu: chiến thắng đạo quân viễn chính và nguỵ quân được
trang bị vũ khí tối tân; giành thắng lợi oanh liệt ở Điện Biên Phủ trên không;
nổi bật là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng mùa xuân 1975… ở đây Chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được thể hiện chính trong sự sáng tạo, đổi
mới về cách đánh, trang bị vũ khí cùng với ý chí để chiến thắng kẻ địch.
Như
vậy, dưới ánh sáng của Tư tưởng Hồ Chí Minh, sự dẫn đường chỉ lối của Đảng ta,
nhân dân Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Trong tiến trình đấu
tranh dựng nước và giữ nước, được sự giáo dục, bồi dưỡng của Đảng và Bác Hồ,
luôn coi trọng kế thừa truyền thống dân tộc, nêu gương người tốt, việc tốt đến
các anh hùng, chiến sĩ thi đua, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước với
các điển hình tiên tiến làm cho Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phát huy lên
tầm cao mới với nhiều thành tích khác nhau, như một vườn hoa muôn màu sắc. Chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam còn là sự biểu hiện của sự kết hợp giữa Chủ
nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế cao cả - sự giúp đỡ, tương trợ làm nên
thắng lợi vang dội.
Ngày
nay, hoà bình đã lập lại, non sông Việt Nam thu về một mối, Nước ta đang vững
bước trên con đường hội nhập, mở cửa, thực hiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần, ý chí cách mạng ngày 30/4 đã và đang cổ
vũ cho mỗi người dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu
xét trong dòng chảy dịch sử dân tộc, thì chiến thắng 30/4/1975 chỉ là một
khoảnh khắc trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta, nhưng đó thực sự là mốc son lịch sử quan trọng mang tính “bước ngoặt”
trên bước đường xây dựng và phát triển đất nước.
Mặc
dù vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách đặt ra, song những thành tích, những kết
quả mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đạt được trong những năm qua là cơ
bản, là chủ yếu. Không như những gì mà các thế lực thù địch vẫn xuyên tạc, bóp
méo cho rằng, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước ta chỉ hoàn toàn là màu ảm
đạm. Đây là những âm mưu trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ địch cần
phải được loại bỏ. Đặc biệt, hiện nay đông đảo các tầng lớp nhân dân ta đang
tích cực hưởng ứng “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, điều đó đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các phong trào thi đua yêu
nước, nhiều đơn vị, địa phương tiêu biểu, nhiều cá nhân, tập thể với những
thành tích, cống hiến xuất sắc… tất cả đã tạo động lực tinh thần to lớn, giúp
đất nước ta vượt qua mọi khó khă, thử thách vững bước đi lên. Đó thực sự là
những biểu hiện mới, sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trên
con đường đổi mới và hội nhập ngày nay.
Ngày
nay thế hệ người Việt Nam cần phải tiếp tục nêu cao tinh thần quyết tâm giữ
vững nền độc lập thống nhất – thành quả mà các thế hệ cha anh phải đánh đổi
bằng xương máu. Luôn nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy
cao độ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lao động, học tập và công tác có hiệu quả
góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét