TỈNH TÁO TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
VỀ XUNG ĐỘT NGA-UKRAINE
Hải Đăng
Sáng sớm 24-2, Tổng thống Putin ra lệnh
mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục tiêu như ông nói: “Mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ những
người dân đã bị lạm dụng, diệt chủng bởi chế độ Kiev trong 8 năm qua. Và vì mục
tiêu này, chúng tôi sẽ cố gắng phi quân sự hoá và phi Phát xít hoá Ukraine”.
Ông cũng khẳng định các kế hoạch này “không
bao gồm việc chiếm đóng lãnh thổ Ukraine”.
Ngay sau khi căng thẳng giữa Nga và
Ukraine bùng phát thành xung đột quân sự, các thông tin thời sự về các sự kiện
liên quan xuất hiện tràn ngập trên báo chí và các nền tảng số. Đặc biệt với sự
phổ biến của các mạng xã hội, thông tin được cập nhật liên tục tới từng phút, từng
giây. Tuy nhiên, trong vô số những thông tin liên quan tới tình hình xung đột,
có rất nhiều thông tin giả mạo, không được kiểm chứng, thậm chí lợi dụng tình
hình xung đột giữa Nga và Ukraine để xuyên tạc, gây chia rẽ.
Khi lướt trên các nền tảng
số như: Youtube, Tiktok hay facebook… người đọc không khó để tìm ra các dòng
trạng thái, bình luận hay thông điệp cài cắm liên quan tới tình hình xung đột
căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, đáng tiếc là rất nhiều thông tin trong đó
không được kiểm chứng, thông tin sai sự thật. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm
không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, kích động bạo lực, tạo các trào lưu trái
chiều, thậm chí là ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta.
Có thể lấy ví dụ gần đây
nhất là việc một bức ảnh về một người mẫu nước ngoài mặc quân phục qua những
thông tin không được kiểm chứng đã biến thành một nạn nhân của cuộc khủng hoảng
Ukraine nhận được lượt bình luận, thích và chia sẻ lớn trên mạng xã hội. Tuy
nhiên, thông tin này sau đó được xác định là giả mạo.
Hay cũng gần đây, trang Thời Báo… sản xuất các nội dung cóp nhặt từ các báo khác,
sau đó đặt các lời giới thiệu rất câu khách và thổi phồng nhằm lôi kéo người
xem. Cụ thể là hôm 28/2, trang này lên bài với nội dung “Quân đội Mỹ chính thức
tham chiến, yểm trợ Ukraine đánh chìm hạm đội Biển Đen của Nga”. Tuy vậy đoạn
video lại cung cấp thông tin theo chiều ngược lại. Người đọc tin trong đoạn clip
dẫn lời từ tướng Nga cung cấp, cho hay chính tàu của Ukraine bị hạ, và không hề
có chuyện hạm đội Nga bị bắn chìm. Thêm vào đó, đoạn clip nói rõ Mỹ phủ nhận
tham chiến.
Dưới bài viết này, người dùng Don Coi bình
luận: “Nói phét”. Người dùng Nguyễn Văn Nguyên đánh giá thông tin sai sự thật.
Trong khi những người khác cho rằng trang này “xào” thông tin, “tào lao nhảm
nhí”.
Trang này thường đăng các đoạn giới thiệu
giật gân, câu khách, song nội dung bên trong của video thường không trùng khớp
hoặc bị thổi phồng. Chẳng hạn, trong video đăng vào hôm qua, trang này viết:
“...Quân Nga dính đòn nặng, Putin hoảng loạn” - những thông tin chủ quan, khó
kiểm chứng.
Trên thực tế, các đoạn video do trang này sản
xuất thường đọc lại các bài báo đã đăng trước đó, thường chọn đăng những thông
tin trái chiều chưa rõ thực hư. Ví dụ trong video mới nhất vào khoảng 8h45 ngày
1/3, trang này ghi “Quân đội Ukraine thắng lớn, Tướng cấp cao của Nga bỏ mạng,
Đoàn xe thiết giáp bị xóa sổ”. Đây đúng là những nội dung được một số bên đăng
tải, song lại là thông tin từ một phía Ukraine vốn bị Nga bác bỏ.
Không chỉ trang Thời Báo… một số tài khoản
khác lợi dụng tình hình chiến sự để đăng các thông tin câu khách. Xu hướng này
không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Ví dụ, hôm 26/2, đoạn
video mô tả “Máy bay MiG-29 của không quân Ukraine bắn hạ máy bay Su-35 của
không quân Nga tại Kyiv” đạt hơn 1,1 triệu lượt xem trên YouTube, được tài
khoản chính thức của Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ lại trên mạng xã hội. Song
sau đó tác giả video thừa nhận khung cảnh trong video được lấy ra từ game.
Việc người dùng mạng xã hội dựa vào các sự
kiện nổi bật để tạo nội dung lôi kéo người xem không hề mới. Từ: Covid-19, các
sự kiện thể thao, những cuộc thi sắc đẹp, các gameshow nổi tiếng... đều được
tận dụng để “chế” nội dung nhằm câu view. Đặc biệt, trong các cuộc giao
tranh quân sự như Nga - Ukraine, cả hai bên đều tung ra thông tin có khi trái
ngược nhau, việc kiểm chứng rất khó thực hiện, do đó người dùng mạng xã hội cần
cẩn trọng chắt lọc thông tin để tránh đọc phải nội dung không chính xác.
Từ những hiện tượng trên, bạn đọc phải
tỉnh táo, cảnh giác khi tiếp nhận thông tin; nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn
chính thống, có kiểm chứng, cũng như hạn chế chia sẻ hay lan tỏa các thông tin
không nắm rõ được nguồn gốc hay bản chất của vấn đề. Làm như vậy, chúng ta sẽ hạn
chế sự bùng phát của tin giả, góp phần vào giải quyết xung đột bằng biện pháp
hòa bình và sự ổn định chung giữa Nga và Ukraine, cũng như trên toàn thế giới...
Hay cũng gần đây, trang Thời Báo… sản xuất các nội dung cóp nhặt từ các báo khác, sau đó đặt các lời giới thiệu rất câu khách và thổi phồng nhằm lôi kéo người xem. Cụ thể là hôm 28/2, trang này lên bài với nội dung “Quân đội Mỹ chính thức tham chiến, yểm trợ Ukraine đánh chìm hạm đội Biển Đen của Nga”. Tuy vậy đoạn video lại cung cấp thông tin theo chiều ngược lại. Người đọc tin trong đoạn clip dẫn lời từ tướng Nga cung cấp, cho hay chính tàu của Ukraine bị hạ, và không hề có chuyện hạm đội Nga bị bắn chìm. Thêm vào đó, đoạn clip nói rõ Mỹ phủ nhận tham chiến.
Dưới bài viết này, người dùng Don Coi bình luận: “Nói phét”. Người dùng Nguyễn Văn Nguyên đánh giá thông tin sai sự thật. Trong khi những người khác cho rằng trang này “xào” thông tin, “tào lao nhảm nhí”.
Trang này thường đăng các đoạn giới thiệu giật gân, câu khách,
song nội dung bên trong của video thường không trùng khớp hoặc bị thổi phồng.
Chẳng hạn, trong video đăng vào hôm qua, trang này viết: “...Quân Nga dính đòn
nặng, Putin hoảng loạn” - những thông tin chủ quan, khó kiểm chứng.
Trên thực tế, các đoạn video do trang này sản xuất thường đọc
lại các bài báo đã đăng trước đó, thường chọn đăng những thông tin trái chiều
chưa rõ thực hư. Ví dụ trong video mới nhất vào khoảng 8h45 ngày 1/3, trang này
ghi “Quân đội Ukraine thắng lớn, Tướng cấp cao của Nga bỏ mạng, Đoàn xe thiết
giáp bị xóa sổ”. Đây đúng là những nội dung được một số bên đăng tải, song lại
là thông tin từ một phía Ukraine vốn bị Nga bác bỏ.
Không chỉ trang Thời Báo… một số tài khoản khác lợi dụng tình
hình chiến sự để đăng các thông tin câu khách. Xu hướng này không chỉ diễn ra
tại Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Ví dụ, hôm 26/2, đoạn video mô tả “Máy bay
MiG-29 của không quân Ukraine bắn hạ máy bay Su-35 của không quân Nga tại Kyiv”
đạt hơn 1,1 triệu lượt xem trên YouTube, được tài khoản chính thức của Bộ Quốc
phòng Ukraine chia sẻ lại trên mạng xã hội. Song sau đó tác giả video thừa nhận
khung cảnh trong video được lấy ra từ game.
Việc người dùng mạng xã hội dựa vào các sự kiện nổi bật để tạo
nội dung lôi kéo người xem không hề mới. Từ: Covid-19, các sự kiện thể thao,
những cuộc thi sắc đẹp, các gameshow nổi tiếng... đều được tận dụng để “chế”
nội dung nhằm câu view. Đặc biệt, trong các cuộc giao tranh quân sự như
Nga - Ukraine, cả hai bên đều tung ra thông tin có khi trái ngược nhau, việc kiểm
chứng rất khó thực hiện, do đó người dùng mạng xã hội cần cẩn trọng chắt lọc
thông tin để tránh đọc phải nội dung không chính xác.
Từ
những hiện tượng trên, bạn đọc phải tỉnh táo, cảnh giác khi tiếp nhận thông
tin; nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống, có kiểm chứng, cũng như hạn
chế chia sẻ hay lan tỏa các thông tin không nắm rõ được nguồn gốc hay bản chất
của vấn đề. Làm như vậy, chúng ta sẽ hạn chế sự bùng phát của tin giả, góp phần
vào giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình và sự ổn định chung giữa Nga và
Ukraine, cũng như trên toàn thế giới...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét