NHỮNG “NHÀ DÂN CHỦ TỰ XƯNG: HỌ LÀ AI VÀ NGUỒN GỐC
XUẤT THÂN?
Gần đây, trên không gian mạng, một số người tự xưng là “nhà dân chủ”, tự
cho mình cái quyền được nói, được viết, được “đặc quyền” lên tiếng bất cứ thứ
gì với danh nghĩa “những người bảo vệ công lý” của nhân dân, đấu tranh vì dân
chủ, vì quyền con người, vì lợi ích của người dân. Vậy, bản chất đằng sau những
gì họ tự xưng, tự phong có đúng như những gì họ nói và làm hay không? Những Nhà
dân chủ tự xưng, họ là ai, nguồn gốc xuất thân của họ như thế nào?
Theo tôi, họ là người Việt Nam đang sinh sống chủ yếu ở trong nước và một
bộ phận ở ngoài nước, thành phần xuất thân rất đa dạng, phức tạp; có người già,
người trẻ; có nam, có nữ; có người từng là công chức, quan chức trong bộ máy của
Đảng, Nhà nước, địa phương; nhiều người có học vị, học hàm, chức danh, danh hiệu,
có công với cách mạng; một số ít là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, nhà
khoa học, doanh nhân, có người nhiều năm sống, học tập, nghiên cứu ở nước
ngoài, có người chỉ ở trong nước, v.v..
Cuộc sống nội tâm, hoàn cảnh gia đình, thân thế, sự nghiệp, phong cách tư
duy, cách suy nghĩa của họ rất khác nhau, song họ giống nhau ở chỗ: đều tự xưng
là nhà dân chủ, “cấp tiến”, “yêu nước, thương dân”; đều tự cao, tự đại, tự mãn,
nặng về cá nhân chủ nghĩa; có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và chế độ
ta, thậm chí quay lưng lại với lịch sử, dân tộc; phản bội nhân dân, sùng ngoại,
đề cao lối sống thực dụng, ca ngợi dân chủ tư sản. Họ đã và đang cấu kết với
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị để chống lại đường lối đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gây không ít khó khăn, làm rối loạn tình hình chính
trị, trật tự an toàn xã hội; châm ngòi cho các điểm nóng; cản trở sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Họ nhân danh cấp tiến, triệt để lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân
quyền, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, ngoại giao thân thiện, mở cửa, hợp
tác, đầu tư… để xuyên tạc, nói xấu chế độ ta, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước
ta; đặc biệt khai thác những điểm còn hạn chế trong đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí, thực hành tiết kiệm, công tác cán bộ; môi sinh, môi trường, giải
phóng mặt bằng để tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp; đưa ra các yêu sách,
tâm thư, kiến nghị với Đảng, Nhà nước có lợi cho họ, bất chấp pháp luật, đạo lý
Việt Nam. Nếu không đáp ứng yêu cầu thì họ to mồm cãi cố, viết bài vu cáo, nói
xấu, xuyên tạc sự thật tung lên mạng, tổ chức biểu tình, bãi công làm rối loạn
tình hình, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa
phương.
Họ tự xưng là nhà dân chủ nhưng hiểu biết không đầy đủ về dân chủ. Tự xưng
dân chủ, song chỉ muốn làm chủ dân chúng. Thực chất họ là một đám đông lộn xộn,
một nhóm người tham lam, ô hợp, kém bản lĩnh và hèn hạ; thiếu hiểu biết, thừa
thời gian. Lo cho bản thân mình còn không nổi, lấy đâu công sức, trí tuệ để lo
cho người dân. Tự xưng là “nhà dân chủ” nhưng bản thân mình không thể tự làm chủ,
nói là “nhà dân chủ” cho sang mồm, cho “sành điệu”. Trong thâm căn cố đế, suy
nghĩ và hành động của họ chỉ toàn là buôn chuyện, vạch áo cho người xem lưng,
thể hiện thói đời ganh ghét, đó kỵ; chỉ vì mục đích cá nhân đã quay lưng với chế
độ. Họ là những người lệch lạc về quan điểm chính trị, cực đoan, bảo thủ, phản
động, có tư tưởng bất mãn, thù hằn với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, những “nhà dân chủ”: văn hóa thì lưu manh;
tư duy lý luận thì cùn, sặc mùi nô lệ; tác phong thì chợ búa; bệnh hoạn thì cuồng
Tây. Họ chỉ là những con tốt đen trên bàn cờ chính trị, bị xui khiến của các tổ
chức nước ngoài; làm thuê, cuốc mước cho các thế lực thâm thù chế độ, chống đối
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Họ đang nhân danh công lý nhưng lại xem thường Hiến pháp, pháp luật; tự
xưng đại diện bảo vệ dân nhưng lại coi thường dân, gây rối, làm mất ổn định đời
sống nhân dân; họ sử dụng chiêu bài vì dân để lấy cớ cầu xin nước ngoài hỗ trợ,
viện trợ. Ở Việt
Tóm lại, có 3 hạng người thuộc diện
“nhà dân chủ” tự xưng:
Thứ nhất, những người đã từng là công chức,
quan chức trong bộ máy công quyền của Đảng, Nhà nước, địa phương do bất mãn với
chế độ, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, một số nhà báo, nhà thơ, nhà
văn, nhà giáo, nhà khoa học, doanh nhân…chịu ảnh hưởng của tư tưởng, đạo đức, lối
sống phương Tây…
Thứ ba, những người có nợ máu với cách mạng hoặc có tiền án,
tiền sự nên thâm thù chế độ, muốn nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa có
lợi cho họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét