Tạo “Sức đề kháng” và “Tự miễn dịch”
Cuộc
đấu tranh địch - ta trên không gian mạng của trận địa tư tưởng tuy thầm lặng
nhưng ngày càng khốc liệt hơn. Đối phó, đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai
trái trên mạng xã hội là lâu dài. Chúng ta cũng cần khách quan, nhìn nhận nó
theo hướng tăng cường đối phó, đấu tranh, ngăn chặn để giảm thiểu tác hại, chứ
không thể tiêu diệt nó một cách triệt để. Nhận thức như vậy, để thấy, chúng ta
trong môi trường thông tin số, “sống chung với lũ”, thích ứng với nó và có giải
pháp căn cơ, bền vững, lâu dài là tư duy đúng đắn nhất. Tư duy đó cần phải được
mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân với tư cách công dân mạng của chúng ta hiểu
đúng, chỉ có hiểu đúng mới giúp chúng ta có chiến lược, có giải pháp khả thi, hữu
hiệu để đẩy lùi quan điểm sai trái, thông tin xấu độc.
Chính
vì vậy, “vác xin” quan trọng là cần cung cấp thông tin chính thống để nâng cao
nhận thức, tri thức giúp cộng đồng mạng đủ sức nhận thức, phân biệt đúng - sai,
tích cực - tiêu cực, xấu - tốt, từ đó, đủ sức đề kháng, dần dần hình thành cơ
chế “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch.
Đây vẫn là chìa khóa căn cơ lâu dài để tăng sức đề kháng cho công dân mạng, nhất
là thanh thiếu niên; là giải pháp bền vững nhất để đẩy lùi, giảm thiểu các
tác hại từ những quan điểm sai trái, thông tin xấu độc trên mạng xã
hội hiên nay.
Câu
hỏi đặt ra là giải pháp nào để nâng cao “sức đề kháng”, “tự miễn dịch” để đẩy
lùi, giảm thiểu tác hại từ các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc? Trong
khuôn khổ bài viết này, có thể tiếp cận vấn đề dưới góc độ tuyên truyền ở một số
giải pháp trọng tâm sau:
Thứ
nhất, tăng cường tuyên truyền, giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất của
các quan điểm sai trái, thù địch. Nhiệm vụ của báo chí chính thống là tạo dòng thông
tin chủ đạo, chi phối để cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất các quan điểm sai
trái; làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân - với tư cách công dân mạng
có thể nhận thức, nhận diện thông tin xấu độc, hiểu rõ thế nào là quan điểm sai
trái, thế nào là quan điểm thù địch.
Thứ
hai, phát huy vai trò dẫn dắt, chi phối thông tin chính thống của hệ thống
báo chí và mạng xã hội của Việt Nam để cộng đồng mạng nâng cao nhận
thức, đủ sức “đề kháng” trước các quan điểm sai trái, thù địch
Thứ
ba, cần
sớm có chủ trương, giao các cấp ủy Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội ban hành
quy tắc tham gia mạng xã hội. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm và cơ chế khen
thưởng, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… khi tham
gia mạng xã hội. Quy định rõ nhiệm vụ của đảng viên, đoàn viên, hội viên tham
gia đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch. Ban hành nghị định với
các chế tài cụ thể đối với các hành vi đồng phạm, chủ động phát tán, a dua nói
xấu Đảng, bôi nhọ lãnh đạo, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thứ
tư, để
khuyến khích tinh thần yêu nước, dũng cảm tham gia đấu tranh trên không gian mạng, các
cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, tạo cơ chế, khuyến khích việc thành lập
các tổ chức dưới dạng tự nguyện xung kích. Nếu các tổ chức tình nguyện tham gia
đấu tranh trên mạng xã hội xuất hiện càng nhiều, chúng ta càng có lực lượng lớn
đủ sức đẩy lùi các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc. Chính vì vậy, các
đoàn thể chính trị - xã hội cũng cần nghiên cứu, có cơ chế khen thưởng
để cổ vũ, động viên, tập hợp nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên tích cực
tham gia đấu tranh chống quan điểm sai trái trên mạng xã hội./.
Sự Thật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét