CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC: ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG,
XỬ LÝ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN SAI PHẠM LÀ “ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ”
Hải Đăng
Thời
gian vừa qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được thực hiện một cách kiên trì, bài
bản với quyết tâm chính trị cao nhất, đã mang lại những kết quả rõ rệt: theo
báo cáo của Thanh tra, trong năm (2021): Đảng đã thi hành kỷ luật 32 cán bộ thuộc
diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020), trong đó 26 cán bộ diện Trung
ương quản lý liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,
chỉ đạo, gồm: 4 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên Trung ương; 2 nguyên Bộ trưởng, 1 bí
thư tỉnh uỷ, 5 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng; 2 nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố; 3 nguyên phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 13 sĩ quan đương chức cấp
tướng trong lực lượng vũ trang. Ngoài ra cũng đã: Thi hành kỷ luật đối với 223
tổ chức đảng và 20.257 đảng viên (tăng 36 tổ chức đảng, 2.188 đảng viên so với
năm 2020), trong đó có 618 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái
(tăng 132 đảng viên so với năm 2020). Ngành Thanh tra, Kiểm toán tăng cường
thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng; qua
thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 81.290 tỉ đồng và
811 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.286 tập thể và 6.132 cá nhân (tăng 175
tập thể so với năm 2020). Và ngay từ đầu năm 2022, Ủy ban Chỉ đạo Trung ương
phòng, chống tham nhũng đang tiến hành điều tra những dấu hiệu vi phạm tại hai
Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao.
Điều
này chứng tỏ, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang đi đúng hướng và
toàn diện trên nhiều cấp, nhiều ngành. Tất cả các ngành, lĩnh vực được cho là “vùng
cấm, nhạy cảm” đều được điều tra, xử lý nghiêm minh, công khai, tất cả cán bộ,
đảng viên có vi phạm, kể cả cán bộ cao cấp, đương chức hay nghỉ hưu đều bị xử
lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Đây là dấu ấn nổi bật của công tác
phòng, chống tham nhũng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình đánh giá
cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Những kết quả trên, đã làm nâng cao uy tín của Đảng với nhân dân, người dân
ngày càng vững tin theo sự lãnh đạo của Đảng.
Nhưng
đây lại là điều mà các thế lực thù địch không mong muốn, do đó chúng đã điên cuồng
xuyên tạc hoạt động phòng chống tham nhũng bằng những luận điệu chính trị đen tối
như là: “đấu đá nội bộ”; “loại trừ phe cánh” hay “càng chống tham nhũng thì
tham nhũng lại càng nhiều” ….Mục đích đằng sau những luận điệu đó không gì khác
là nhằm: bôi nhọ mục tiêu tốt đẹp của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng;
gây chia rẽ nội bộ trong Đảng; hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng với nhân dân;
gây hoài nghi, mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng … Đây thực chất
là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhằm lật đổ sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng nước ta.
Do đó, chúng ta cần phải tỉnh táo, kiên quyết đấu tranh phản bác
luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”.
Cần tiếp tục ủng hộ công tác phòng chống tham nhũng hơn nữa, thực hiện theo chỉ
đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Không được chủ quan, thoả mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được,
mà phải tiếp tục kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, suy thoái”. Đúng
như khẳng định của Tổng Bí thư: “Đẩy mạnh phòng,
chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ làm “chùn bước” những ai có
động cơ không trong sáng, nhỡ “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ
trương, chính sách của Đảng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm và bản lĩnh. Các thế
lực thù địch càng lớn tiếng chỉ trích thì càng khẳng định chúng ta đang làm
đúng!”.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng,
các cấp ủy, tổ chức đảng cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán
bộ, đảng viên và nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân là một chiến sĩ
tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh, phát hiện và loại trừ tham nhũng tiêu
cực. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nói
chung là nhiệm vụ then chốt lâu dài, khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Ðó là một
quá trình vươn lên, hoàn thiện bản thân để chiến thắng chính mình, để Ðảng ta
mãi mãi là niềm tự hào, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trên tiến trình đổi
mới đất nước và hội nhập quốc tế; hoàn toàn không phải là đấu đá nội bộ như
luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, của địch. Thành tích trong những năm phòng,
chống tham nhũng gần đây là cơ sở để chúng ta tin rằng dưới sự lãnh đạo của
Đảng tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị đẩy lùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét