Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG ĐƯỢC DỰA DẪM VÀO BẤT CỨ QUỐC GIA NÀO KHÁC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG?

 

Ngày 13/01 vừa qua, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đăng nghiên cứu bác bỏ yêu sách chủ quyền và đặc quyền tài phán của Trung Quốc với gần như toàn bộ Biển Đông. Thông tin ấy thu hút nhiều sự chú ý và rất nhiều người Việt đã “cám ơn nước Mỹ vĩ đại”, mong muốn trở thành đồng minh của Mỹ để chống Trung Quốc. Vậy, sự thực của cái nghiên cứu đó là thế nào? Liệu chúng ta có nên ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc hay không? Hay nên duy trì một tâm thế độc lập, tự chủ về chủ quyền dựa trên sự kìm hãm lẫn nhau giữa các nước lớn?

Thứ nhất, trong nghiên cứu trên, Hoa Kỳ phủ quyết tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc với hơn 100 đối tượng địa lý tại Biển Đông bị nhấn chìm dưới mặt biển khi thủy triều lên. Hoa Kỳ cho rằng “các đối tượng địa lý này không phù hợp để được xem xét là một phần lãnh thổ hoặc lãnh hải”. Tuy nhiên, cần chú ý rằng trong 33 điểm đóng quân của Việt Nam tại Trường Sa có tới 12 đảo chìm và phần lớn trong số này nằm trong 100 đối tượng địa lý mà Hoa Kỳ phủ quyết “không thể là một phần lãnh thổ hoặc lãnh hải” ở bên trên đó. Tức là, Hoa Kỳ đã gián tiếp phủ quyết các tuyên bố chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông tại các đảo chìm.

Thứ hai, nghiên cứu trên đó của Mỹ nhằm vào Trung Quốc là rõ ràng. Nhưng trong tuyên bố đó không hề nhắc đến một cụm từ nào nói rằng “Mỹ ủng hộ Việt Nam” hay tương tự. Có một thực tế phũ phàng rằng, Mỹ cũng là một quốc gia rất “nước đôi” nếu không nói là lươn lẹo. Khi các nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan, các nghị sĩ này từng tuyên bố sẽ ở bên Đài Loan trong cuộc chiến với Trung Quốc và nhóm nghị sĩ này đã và đang vận động một đạo luật NDAA - Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng để bảo vệ hòn đảo này kèm theo vùng chủ quyền mà hòn đảo này tuyên bố. Mà Đài Loan còn có tuyên bố vùng chủ quyền tại Biển Đông lớn hơn cả Trung Quốc. Vào đầu tháng 12/2021, tức là mới chỉ vừa một tháng trước thôi, phía Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã gặp gỡ các đối tác từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc để đàm phán hòa bình về các vấn đề “trên các tuyến đường thủy đang tranh chấp ở châu Á”. Bao gồm biển Nhật Bản, biển Hoa Đông và Biển Đông.

Đừng quên rằng tháng 7/2020, Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ điều tàu chiến Arleigh Burke USS Ralph Johnson đến quần đảo Trường Sa nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền vô lý của Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Dĩ nhiên và đại sứ quán Mỹ, báo chí Đông Lào cuồng Mỹ không bao giờ dám đưa tin tức này ra.

Thứ ba, Hoa Kỳ dùng cụm từ “Công ước về Luật Biển” để phản đối Trung Quốc. Vậy công ước này là gì? Luật quốc tế là luật nào? Tại sao Hoa Kỳ lại không ghi rõ ra? Cần biết rằng, Mỹ không tham gia và UNCLOS - Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về luật biển. Trong khi Việt Nam luôn muốn tất cả các quốc gia phải tuân theo UNCLOS, phải xử lý và xem xét xung đột bằng UNCLOS. Nhưng một quốc gia luôn miệng hô hào tuân theo luật pháp quốc tế lại không hề tham gia vào luật pháp quốc tế.

Chính vì Hoa Kỳ không tham gia UNCLOS, nên một số nhà ngoại giao Bắc Kinh đã phản hồi rằng: “Mỹ không tham gia vào luật quốc tế (UNCLOS) nên không có quyền phản đối Trung Quốc. Những kẻ đặt bản thân họ ngoài luật thì không có gì đảm bảo rằng họ chơi theo luật”.

The Heritage Foundation - một quỹ nghiên cứu bảo thủ có liên kết chặt chẽ với các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa chỉ ra 7 điểm mà Hoa Kỳ không nên tham gia vào UNCLOS. Ví dụ như việc tham gia UNCLOS sẽ giới hạn phạm vi hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ không thể sử dụng các vấn đề “tự do hàng hải” để can thiệp, đòi quyền lợi ở các khu vực khác trên thế giới. Bên cạnh đó, lý do khiến Hoa Kỳ có thể đảm bảo chủ quyền an ninh đại dương bằng lực lượng quân đội mạnh mẽ chứ không cần tham gia công ước của LHQ. Tức là tao quá mạnh, tao không cần chơi theo luật.

Thứ tư, Mỹ kêu gọi tuân theo phán quyết của Tòa án Quốc tế La Hay về vụ việc Philippines kiện Trung Quốc vào năm 2016. Phán quyết đó bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, nhưng có nhiều điều khoản bất lợi cho phía Việt Nam thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam như vấn đề các đảo chìm, phần chồng lấn có lợi cho Philippines... Đài Loan và Trung Quốc đều bác phán quyết đó còn Việt Nam thì trung lập, Indonesia và Malaysia cũng đưa ra tuyên bố đồng ý với phán quyết. Rõ ràng, chẳng có quốc gia liên quan nào tuân theo phá

Tại sao Việt Nam thường chỉ “ghi nhận” các phiên tòa như thế này? Vì các phiên tòa thế này sẽ tạo tiền lệ cực kỳ xấu, cho phép “quốc tế hóa” các vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, tạo điều kiện cho quốc tế can thiệp nội bộ vào một quốc gia khác. Hãy thử nghĩ thế này, nếu Trung Quốc kiện Việt Nam có hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông ra tòa án quốc tế và Trung Quốc thắng kiện, thì chúng ta sẽ phản ứng thế nào? Có dám chắc là chúng ta sẽ thắng kiện không trong khi các tòa án vốn chịu sự chi phối lớn về mặt chính trị, pháp lý từ các nước lớn? Phán quyết đã ra đời hơn 5 năm nhưng Philippines vốn chẳng nhận được thứ gì ngoài việc mất 20 triệu đô tiền phí.

Trong phát ngôn mới nhất của Bộ Ngoại giao, bà Lê Thu Hằng nói rằng “Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển” và kêu gọi các quốc gia tuân theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - mà Hoa Kỳ không tham gia, không phê chuẩn. Hãy chú ý vào từ “ghi nhận”! Không phải là tán thành, tán đồng, cũng chẳng phải hoan nghênh hay cám ơn. Ghi nhận chỉ là một hành động cho thấy rằng phía Việt Nam đã biết đến tuyên bố của phía Hoa Kỳ, vậy thôi.

Nhiều người Việt thì dường như có một tâm lý dựa dẫm vào một quốc gia khác. Trong các giai đoạn lịch sử, Việt Nam luôn có chủ trương là “tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”, tranh thủ sự ủng hộ chứ không phải dựa dẫm. Vấn đề chủ quyền dân tộc của Việt Nam phải do người Việt Nam tự quyết. Người Mỹ đưa ra một tuyên bố chống Trung Quốc như bao nhiêu tuyên bố trước đó, điều đó không hẳn đã có lợi cho Việt Nam.

Đã bao nhiêu bài học nhãn tiền về việc ngả theo một cường quốc để khiêu chiến với một cường quốc khác, cái kết phải nhận là vô cùng đắt giá. Mỹ đã từng tuyên bố sẽ chiến đấu cùng người Philippines và cái kết Philippines nhận được là gì?

Hãy nhớ lại bài học của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đừng biến thành một con bài trong tay người khác”

1 nhận xét: