Tin đồn thất thiệt là những tin đồn không có thật, hoặc những tin đồn được xem là những lý giải chưa được kiểm chứng về một sự kiện, hiện tượng, tình huống, hay vấn đề mà công chúng quan tâm, và được truyền từ người này sang người khác. Đồng thời, tin đồn thất thiệt là những thông tin được truyền cho nhau một cách không chính thức, chưa nắm rõ nguồn gốc, chưa được bảo đảm về tính chính xác mà lại được nhiều người quan tâm.
Vì vậy, tin đồn thất thiệt thường
được hiểu theo nghĩa tiêu cực và được một số người sử dụng phục vụ cho mục đích
xấu. Rõ ràng, tin đồn thất thiệt ngày nay là một dạng “chiến tranh tâm lý” rất
nguy hiểm. Các thế lực thù địch và những đối tượng xấu còn sử dụng tin đồn thất
thiệt như một thứ “vũ khí” lợi hại để tấn công, hòng gây nhiễu loạn an ninh xã
hội.
Một số cách để ngăn chặn những
tin đồn thất thiệt hiện nay cần:
Cơ quan nhà nước phải chủ động thông tin đúng đắn, chính xác mọi các
nhân và tổ chức cần phải tỉnh táo trước những tin đồn thất thiệt
Các cơ quan quản lý nhà nước phải
nắm bắt thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng có phát ngôn chính thống để
bác bỏ các tin đồn thất thiệt. Khi có tin đồn thất thiệt thuộc lĩnh vực bộ,
ngành nào quản lý, nhất thiết phải cử cơ quan chuyên ngành xác minh kịp thời,
truy nguyên nguồn gốc, diễn biến hình thành tin đồn, đưa ra kết luận để công bố
trước công luận, không thể để chậm trễ, nhằm chủ động ngăn chặn sự lan rộng của
nó, hạn chế tác động tiêu cực. Nhanh chóng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác
về sự kiện đang xảy ra tin đồn thất thiệt. Việc công bố có thể thực hiện ngay
thông qua thông cáo báo chí trên các phương tiện truyền thông để mọi người dân
nắm được. Đồng thời có những biện pháp xử lý kiên quyết những đối tượng cố tình
tung tin đồn thất thiệt để trục lợi, phá hoại.
Hình thành, phát triển sự miễn dịch tâm lý đối với tin đồn thất thiệt
Phải xây dựng cho mỗi cá nhân, xã
hội một nền tảng vững về tri thức, làm tăng sức đề kháng, làm cho tin đồn thất
thiệt không có đất tồn tại. Các cấp, các ngành cần cung cấp thường xuyên, kịp
thời, chính xác đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương; thông tin về những
vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm, chú ý; tình hình âm mưu, thủ đoạn của kẻ
xấu… Không đưa tin mập mờ gây thắc mắc, tò mò, dễ hiểu nhầm. Báo chí và cơ quan
chức năng cần thông tin, hướng dẫn, góp phần ổn định tâm lý xã hội, hình thành
dư luận tích cực, củng cố niềm tin của công chúng. Chỉ khi công chúng tin vào
báo chí và thông tin của các cơ quan chức năng, để tự định hướng và miễn dịch với
thông tin ngoài luồng, không nguồn gốc, thì khi ấy, tin đồn thất thiệt dù có
tai ác đến đâu cũng không thể thâm nhập và gây hại cho đời sống cộng đồng.
Phát huy vai trò của báo chí
Báo chí chính thống cần nâng cao
chất lượng nội dung thông tin, thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và trực diện,
nhất là đối với các sự kiện, sự việc “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Nếu
báo chí làm tốt chức năng, kịp thời thông tin đúng đắn tuyên truyền thì chắc chắn
sẽ dẹp bỏ được những thông tin giả, thông tin thất thiệt. Thông tin giả, thông
tin thất thiệt có đất sống hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp
thông tin chính thống của các cơ quan báo chí…
Xử lý thích đáng những đối tượng tung tin đồn thất thiệt.
Việc tung tin thất thiệt nhất là
thông tin xấu độc gây hoang mang dư luận xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ, động cơ của hành vi, hậu quả của việc
tung tin thất thiệt như thế nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý
trách nhiệm hình sự. Vì vậy, cá nhân hay tổ chức bị tung tin đồn thất thiệt xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, có quyền đề nghị Tòa án để
yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại đồng thời còn
có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân, tổ chức.
Vì vậy những người tung tin đồn
thất thiệt lên mạng để nhằm câu like hay nhằm thu lợi bất chính hoặc để
thu hút sự chú ý nhằm trục lợi các nhân hoặ thực hiện hành vi không minh bạch
đều bị nghiêm trị trước pháp luật. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc
bị xử lý hình sự tùy theo mức độ ảnh hưởng tới uy tín, danh dự
của cá nhân, tổ chức./.
N.A.T
Tất cả những kẻ tung tin bịa đặt như thế này phải bị xử lý thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa