Ngày 16 - 01- 2022 trên trang facebook Việt Tân, Đối tượng LS Lê Công Định có bài viết CHXNCNVN không phải là nước pháp quyền, xuyên tạc trắng trợn về luật pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, y cho rằngSự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hành pháp và tư pháp là “liên ngành nội chính”. Trong Nhà nước "Pháp quyền" đó, thay cho quan niệm “Tam quyền phân lập” trên phương diện hiến pháp, là quan niệm “Tam vị nhất thể” trong giáo lý của nhiều tôn giáo lưu truyền hàng ngàn năm theo dòng lịch sử. Bên trong trật tự tôn giáo [nhà nước] như vậy, đảng cầm quyền duy nhất nắm quyền lực vô biên và tối thượng như một đấng tối cao, vừa hữu hình, vừa vô hình, điều khiển thế giới của mình bằng thánh linh. Ai phục tùng sẽ lên thiên đàng, ai bất tuân sẽ chờ đến địa ngục hoặc ... kiếp sau! Nhà nước đó xét ở góc độ chính trị học chính là Nhà nước Thần quyền, chứ không phải Pháp quyền.
Phải khẳng định đây là một luận điệu sai
trái, nhằm dắt mũi dư luận, khiến cho những người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu
biết về pháp luật cảm thấy mơ hồ, ngộ nhận, dẫn đến mất niềm tin vào Đảng, Nhà
nước, dễ bề tin theo sự lôi kéo xúi giục của bọn chúng dẫn đến những hành vi
trái pháp luật.
Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam
(năm 2013) khẳng định:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam không tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà tổ
chức quyền lực theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất”, không thể
phân quyền theo lối phân chia, cắt khúc, đối chọi lẫn nhau giữa các quyền, mà
chỉ có sự phân công trên cơ sở thống nhất và tập trung quyền lực cao nhất ở Quốc
hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam bắt nguồn từ nguồn gốc và bản
chất của nhà nước pháp quyền XHCN: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân”. Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam không cần phải áp dụng cơ chế
tam quyền phân lập, bởi các nhánh quyền lực của Nhà nước Việt Nam không phải nhánh quyền lực của
phe nhóm này chống lại phe nhóm kia, vốn là gốc rễ của cơ chế tam quyền phân
lập.
Sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong những năm qua là minh
chứng sinh động về Nhà nước Việt Nam đã, đang thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; do nhân dân
xây dựng; hoạt động vì mục tiêu ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Vì vậy,
không thể có cái gọi là cơ quan hành pháp và tư pháp phối hợp với nhau để định
tội cho công dân, mà đó là sự phối hợp và kiểm soát quyền lực trong thực hiện
quyền hành pháp và tư pháp đảm bảo mọi hoạt động diễn ra theo đúng hiến pháp và
pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ.
Chỉ có những người cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp của Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chứng minh theo trình tự luật định và có bản
án kết tội của tòa án mới được coi là có tội, chứ không phải như luận điệu phi
lý, phi logic của các thế lực phản động, thù địch nhằm chống phá Đảng, nhà
nước, gây hoang mang, dao động, mất niềm tin trong nhân dân với Đảng, Nhà nước
Tất cả
người dân Việt Nam nói chung, quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam nói
riêng phải thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết pháp luật, đường lôi, chủ
trương của Đảng, luôn tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, chống
phá của các thế lực, không để chúng xúi giục, lôi kéo.
PVT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét