Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, chế độ mới được dựng lên với nét chung nổi bật là: Tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đa nguyên về chính trị và chế độ đa đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền đại nghị và nền kinh tế theo cơ chế thị trường; các chính đảng vô sản đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái; tên nước, quốc kì, quốc huy và ngày quốc khánh thay đổi, theo hướng chung gọi là Các nước cộng hòa. Sự sụp đổ đó tạo nên “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sự sụp đổ này như một hiệu ứng Đôminô kéo theo toàn bộ hệ thống xã hội
chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng. Đây là một tổn thất rất lớn làm ảnh hưởng đến
hoạt động của phong trào công nhân quốc tế. Từ sự kiện đó đã diễn ra làn sóng
phản đối của các phần tử cực đoan đòi xét lại chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng học
thuyết Mác đã lỗi thời phải thay đổi trong những điều kiện, tình hình mới cho
phù hợp. Sự xuyên tạc chủ nghĩa xã hội làm cho quần chúng nhân dân còn thấy
hoang mang lo sợ và ngay cả ở Việt Nam cũng có một số tư tưởng hoài nghi, dao
động trước luận điểm phản động. Khi xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu sụp đổ các thế lực phản động quốc tế hy vọng rằng chủ nghĩa xã hội sẽ
lần lượt sụp đổ ở các nước còn lại. Nhưng như cả thế giới đều thấy, cuối thế kỷ
XX và bước sang thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của các đảng cầm quyền, các nước
xã hội chủ nghĩa vẫn đứng vững, đã vượt qua thời kỳ hiểm nghèo nhất, từng bước ổn
định và phát triển.
Có thể nói, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa
nhân văn. Đây chỉ là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội chứ không phải
là sự sụp đổ của lí tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại. Ngọn cờ của chủ nghĩa
xã hội đã từng tung bay trên những khoảng trời rộng lớn, từ bờ sông Enbơ đến bờ
biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cuba nhỏ bé anh
hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu
nhưng rồi đây sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời
Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mĩ Latinh và ngay trên cả cái nôi ồn ào, náo
nhiệt của chủ nghĩa tư bản phương Tây… Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và đó
cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người. Và đó cũng
chính là triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Triển vọng của chủ
nghĩa xã hội phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng nhất
là sự đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính công cuộc cải
cách, đổi mới ở các nước là động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội thế
giới. Thực tiễn thành công trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 35 năm qua là minh chứng hùng
hồn, là sức sống mãnh liệt của tương lai chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Sự đổ vỡ đó không
có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về chủ nghĩa xã hội, không phải là sự sụp
đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi vì hiện nay một số nước xã hội
chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển. Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã chỉ rõ: "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài
người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến
hóa của lịch sử".
Sự khủng hoảng, sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu và Liên Xô năm 1991 có nhiều nguyên nhân.
Có thể thấy sai lầm của cải tổ biểu hiện chủ yếu ở những
điểm sau:
Thứ nhất: Sự dao động về tư tưởng, lập trường chính trị dẫn
tới mất phương hướng chính trị và từ bỏ nguyên tắc ở những thời điểm bước
ngoặt, chấp nhận đa nguyên hệ tư tưởng và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
phủ nhận tập trung dân chủ là nguyên tắc cốt tử của Đảng Cộng sản và Nhà nước
xã hội chủ nghĩa, làm cho Đảng không còn là một tổ chức chính trị cầm quyền mà
trở thành một câu lạc bộ bàn suông. Nhà nước không còn quyền lực điều hành và
không kiểm soát nổi tình hình đất nước. Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần
từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục
tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Thứ hai: Không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh
tế và cải cách chính trị. Khi cải cách kinh tế tiến triển thì không kịp thời
tiến hành cải cách chính trị. Đến khi cải cách kinh tế gặp khó khăn thì lại
chuyển trọng tâm sang cải cách chính trị.
Thứ ba: Phiêu lưu mạo hiểm trong chính sách, bước đi và biện
pháp cải tổ. Đó là tăng tốc kinh tế - kỹ thuật thời kì đầu… là những tính toán
chủ quan duy ý chí gây rối loạn kinh tế, mất ổn định xã hội. Cải tổ chính trị
không dựa trên thực trạng kinh tế, tiến hành “dân chủ công khai” một cách mơ hồ, mở đường cho các thế lực phản
động tấn công vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội, thao túng xã hội, kích động, mị
dân, lừa bịp quần chúng. Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”,
“không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công
kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã
hội, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Nó gây hoang mang,
xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối
với những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện
thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ
định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý
đồ, mục đích của phương Tây.
Thứ tư: Không có biện pháp hữu hiệu để
khắc phục tình hình ngày một xấu đi nghiêm trọng về đời sống vật chất, tinh
thần tối thiểu của quần chúng, gây nên sự thờ ơ về chính trị, thậm chí chống
lại công cuộc cải tổ. Mất cơ sở xã hội và bị phân liệt về tổ chức nên Đảng đã mất
sức chiến đấu và mất vai trò lãnh đạo.
Thứ
năm: Các quan điểm mơ hồ, hữu khuynh, xét lại xung quanh vấn đế “tư duy chính trị mới”, phủ nhận đấu
tranh giai cấp và cách mạng, tuyệt đối hóa lợi ích toàn cầu nhân loại, từ bỏ
chủ nghĩa quốc tế vô sản, tạo mảnh đất thuận lợi cho âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế
quốc.
Thứ sáu: Để xảy ra xung
đột, nội chiến dân tộc, sắc tộc ngày càng gay gắt, dẫn tới tan rã của Nhà nước
Liên bang Xô viết.
Cách
đây h¬n 35 năm, cơn lốc “diễn
biến hòa bình” và “cách mạng màu”
đã làm sụp đổ chÕ
®é xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu - đất nước nhiều năm là thành trì của CNXH, là chỗ dựa
vững chắc của phong trào cách mạng trên thế giới. Từ sự sụp đổ và tan rã của Liên
Xô vµ §«ng ©u, chúng ta có thể rút ra được
những bài học kinh nghiệm bổ ích, đáng chú ý một
số vấn đề nổi lên sau đây:
Một là: Xây dựng Đảng phải phải ngang tâm
nhiệm vụ (đây là bài học quan trọng nhất),
thường xuyên chăm lo xây dựng đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền trong
sạch vững mạnh, đoàn kết thống nhất cao, xây dựng và thực hiện tốt chiến lược
công tác cán bộ, nhất là lựa chọn và bố trí những cán bộ chủ chốt, bảo đảm thực
sự vững vàng và tin cậy về chính trị. Trong tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu”, các thế lực thù địch
tập trung chống phá làm cho đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền suy yếu về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm tha hóa biến chất đội ngũ cán bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn tới
xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chính quyền, giành quyền lãnh đạo và kiểm
soát các cơ quan quyền lực Nhà nước cho lực lượng đối lập, đưa đất nước ngả
theo quỹ đạo của chñ nghÜa t b¶n. Vì vậy cần đặc
biệt coi trọng xây dựng đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực sự đoàn kết
thống nhất và gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực lãnh đạo toàn diện và
sức chiến đấu cao, lãnh đạo Nhà nước và xã hội có uy tín và hiệu quả; chăm lo
làm trong sạch, lành mạnh hóa bộ máy chính quyền các cấp, thực sự là của dân,
do dân và vì dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lý điều
hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và thúc đẩy tiến bộ xã
hội. Tại báo cáo chính trị Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI đã xác định về công tác xây dựng đảng là: củng cố,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên đạt được một số kết quả; chú trọng hơn xây dựng, củng cố tổ
chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Chức năng,
nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ sở đảng được xác định phù hợp hơn. Công tác
phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm chỉ đạo. Số
lượng đảng viên mới kết nạp hằng năm đều tăng; tỉ lệ đảng viên mới kết nạp
trong độ tuổi thanh niên, đảng viên nữ, người dân tộc thiểu số, trí thức tăng
hơn khoá trước.
Hai là: Cần tăng
cường công tác chính trị-tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh
chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với phòng, chống “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu”, coi đó là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu và mang tính cấp thiết trong bảo vệ Tổ quốc. Công tác chính
trị-tư tưởng phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng hệ thống
chính trị, nhất là đảng cầm quyền và các cơ quan quyền lực Nhà nước; được coi
trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo của đảng cầm quyền, hoạt động quản lý
điều hành của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội. Cần huy
động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến
hành công tác chính trị-tư tưởng, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ
sở cần dành nhiều tâm huyết và trí tuệ đối với công tác rất hệ trọng và nhạy
cảm này.
Vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết
định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là trong
chuyển tiếp các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong công tác tổ chức sắp xếp
cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự
tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình
độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng
và tin cậy về chính trị. Cần tỉnh táo và kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo
của đảng và cơ quan quyền lực Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa
về chính trị-tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không
được tín nhiệm.
Ba là: Đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền phải
gắn bó mật thiết với nhân dân, có đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt
động thực tiễn hợp lòng dân, có đội ngũ cán bộ đảng viên được nhân dân tin yêu
và tín nhiệm, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân. Để lãnh đạo,
quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải
gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức
mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi đảng và chính quyền bị
tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ
thì đảng sẽ mất quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính quyền sẽ bị lật đổ.
Đảng cầm quyền và Nhà nước phải có đường lối, chủ trương, chính sách và các
hoạt động thực tiễn hợp lòng dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn
với thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là ở những nơi còn nhiều khó khăn gian
khổ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Thường xuyên làm tốt
công tác vận động nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tạo sự
đồng thuận xã hội. Chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời những bức xúc và
bất bình của nhân dân, xử trí đúng pháp luật và an dân các vụ việc phức tạp nảy
sinh, không cho lan rộng và kéo dài, không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo
cớ can thiệp. Điều rất hệ trọng và nhạy cảm là đội ngũ cán bộ phải thực sự tiền
phong gương mẫu, gần gũi quần chúng, sâu sát cơ sở, được nhân dân tin yêu và
tín nhiệm.
Bốn là: Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát
triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu
quả, giữ vững sự lãnh đạo của đảng cầm quyền và sự quản lý điều hành của Nhà
nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là
nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi
kinh tế lâm vào khủng hoảng và suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính
trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo và kích động nhân dân chống
lại đảng cầm quyền và chính quyền đương nhiệm, làm chuyển hóa chế độ xã hội
theo quỹ đạo của CNTB. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia,
không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần
duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội
sinh, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng
xã hội và an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển
bền vững.
Năm là: Đảng cầm quyền phải nắm chắc LLVT, đặc
biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành
và tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm
nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng LLVT, nhất là quân
đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về
chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến
sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải thường xuyên
làm tốt công tác chính trị-tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh
chính trị và quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn
sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống;
luôn giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với LLVT, nhất là
quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công
an luôn thực sự trung thành và tin cậy về chính trị; tăng cường công tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong quân đội và công an; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi
đối với LLVT. Sự vững mạnh của LLVT không chỉ là nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc,
mà còn là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về
chiến lược trong mọi tình huống, buộc các thế lực thù địch phải cân nhắc khi
toan tính những âm mưu, thủ đoạn chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc, không có lực lượng gì ngăn
trở được lịch sử loài người tiến lên, cũng không có lực lượng gì ngăn trở được
chủ nghĩa xã hội phát triển”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: Phát huy
cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp
với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc
tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích quốc
gia-dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị...; kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển.
Như vậy, cả từ phương diện lý luận, cả từ phương diện thực tiễn vận động
của lịch sử nhân loại suốt thế kỷ XX, thập niên đầu thế kỷ XXI và đặc biệt từ
thực tiễn lịch sử đấu tranh giải phóng, xây dựng, Đảng Cộng sản
Việt Nam và nhân dân Việt Nam đang ra sức phát huy những thành tựu đã đạt được,
tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới có bước phát triển mới, sáng tạo mô hình phát
triển kinh tế- xã hội đậm nét Việt Nam, đưa nước ta tiến bước vững chắc trên
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đáp ứng đúng khát vọng của nhân dân
ta, phù hợp với xu thế thời đại.
Đ.Đ.H
Bài học xương máu cho nhiều nước
Trả lờiXóa