Từ ngày 04/01/2022 đến
ngày 08/01/2022, tại Hà Nội và 62 điểm cầu trên toàn quốc diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV có
ý nghĩa hết sức quan trọng, được cử tri, nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước
ngoài, cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi. Bởi
vì tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc
hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 1 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết gồm: Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối
tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Nghị
quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị
quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình
đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Với tinh thần trách nhiệm cao
trước đất nước, đồng bào và cử tri, trên cơ sở các tờ trình, báo cáo của Chính
phủ, Báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và gần 1.100 lượt đại biểu
phát biểu qua 3 phiên thảo luận Tổ, 3 phiên họp toàn thể trực tuyến, các vị đại
biểu Quốc hội đã tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp rất nhiều ý
kiến sâu sắc, tâm huyết, chất lượng, có tính xây dựng. Tại kỳ họp này, Quốc hội
đã biểu quyết thông qua 01 Luật và 04 Nghị quyết với sự thống nhất rất cao, góp
phần vào thành công thực chất của Kỳ họp.
Nhấn mạnh Nghị quyết về chính
sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, để triển khai kịp thời, có hiệu quả các
chính sách tài khóa, tiền tệ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành,
bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, kiên trì
giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu,
thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với các Kế
hoạch 5 năm giai đoạn
2021-2025 đã được Quốc hội thông qua và Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19;
Điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa,
tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách nhà nước để chi đầu tư phát triển
theo đúng quy định
của pháp luật; Việc huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phải có
mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng và trúng đối tượng cần hỗ trợ để
giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu và cấp ủy, chính quyền các cấp.
Phải nói rằng thành công của kỳ họp có ý nghĩa chính trị to lớn đối với đất
nước, là động lực giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn về đại dịch Covid
19, kịp thời đề ra các giải pháp cấp bách để phục hồi và phát triển kinh tế, xã
hội. Nó thể hiện sự sáng suốt trong lãnh đạo của đảng, vai trò của quốc hội vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng và văn minh.
Cử tri và
đồng bào cả nước đều có thể theo dõi các phiên họp qua những phương tiện thông
tin đại chúng với rất nhiều kênh truyền hình trực tiếp, trực tuyến. Vậy mà vẫn
có một số người lại cố tình xuyên tạc nội dung, bản chất của kỳ họp. Họ rêu rao
trên mạng xã hội, phát biểu trên một số phương tiện thông tin đại chúng của
nước ngoài rằng: “Quốc hội
họp bất thường để tạo cơ sở pháp lý cho việc tham nhũng chính sách”, “Quốc hội họp
bất thường vì lợi ích nhóm”, “Quốc hội họp bất thường có bình thường không vào lúc này?”...
Trên mạng xã hội, có người
còn diễn giải rằng: “Quốc hội
họp bất thường là vi hiến”, “Quốc hội họp bất thường là trái luật”... Họ không biết (hoặc cố tình
không biết) trong Hiến pháp năm 2013, tại khoản 2 của Điều 83 đã hiến định: “Quốc hội họp
mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít
nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường”. Luật Tổ chức Quốc hội tại Điều 90 cũng quy định
rõ: “Quốc hội
họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính
phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp
bất thường”.
Tôi khẳng định rằng những luận điệu hoặc nhận xét như
trên rất phiến diện, cực đoan, vô trách nhiệm với bản thân với thời cuộc cũng
có thể coi là những tư tưởng phản quốc của một số phần tử bất mãn cực đoan trong
và ngoài nước. Những luận điệu quen thuộc đó vẫn thường xuyên được nêu ra trong
các sự kiện chính trị của nước ta trong thời gian qua. Những luận điệu đó không
ngoài mục đích chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ độc tôn lãnh đạo của
Đảng Cộng sản của các thế lực thù địch. Chúng có biết rằng, qua hơn 35 năm đổi
mới có thể nói rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín quốc tế như ngày nay điều này đã được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội XIII
của Đảng.
Để đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc
trên, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần:
Giữ vững lập trường
chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng; kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn
là đúng đắn là hợp với xu thế thời đại và đất nước ta.
Tích cực học tập, quán triệt các chỉ thị,
nghị quyết, các văn kiện của Đảng nâng cao bản lĩnh chính trị, vững vàng truóc
mọi tình huống nhất là trước các âm mưu thủ đoạn của địch.
Làm tốt công tác tuyên truyền cho gia
đình, bạn bè và quần chúng nhân dân những chủ trương, chính sách của đảng, Nghị
quyết của Quốc hội khóa XV để cho họ nâng cao tinh thần cảnh giác và tin tưởng
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của Nhà nước, tin tưởng vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Đồng thời cảnh giac với mọi âm mưu
thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch qua những luận điệu xuyên tạc trên
hệ thống thông tin và không gian mạng./.
Nguyễn Đồng Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét