Khi sự việc tại Tịnh Thất Bồng Lai được điều tra, đặc biệt là về dấu hiệu phạm tội loạn luân của người đứng đầu cơ sở, ngay lập tức thông tin, hình ảnh của những đứa trẻ, là các nạn nhân cũng tràn ngập mạng xã hội.
Chúng
ta đã tuyên truyền, xã hội lên án rất nhiều và pháp luật nghiêm cấm hành vi này
từ rất lâu nên nếu xảy ra ở đây thì rõ ràng đó là vi phạm pháp luật rất nghiêm
trọng, lạc hậu rất lớn, đi lùi lại văn minh của nhân loại, xã hội và hơn thế,
điều này còn thể hiện sự thách thức dư luận.
Sự
việc bị nhiều người đem ra bỡn cợt, chà đạp lên những đứa trẻ. Những bình luận
ác ý về việc người đứng đầu tịnh thất xâm hại chính con cái mình như "nể cụ",
"xách dép học cụ", "giống tốt", "cho xin bí quyết"...
đăng kèm sơ đồ phả hệ tự vẽ với đầy đủ họ tên những đứa trẻ được chia sẻ liên tục.
Có
thời điểm, vào Facebook là "bội thực" thông tin, hình ảnh của những đứa
trẻ liên tục bị share (chia sẻ), lan truyền. Bên cạnh cảm giác rùng mình, lợm
giọng về hành vi sai trái của những người lớn tại tịnh thất này, hình ảnh những
đứa trẻ xuất hiện trên mạng cũng mang lại nỗi xót xa tội nghiệp khi bị kéo vào
những trò cười cợt, chế giễu...
Những
đứa trẻ với mồn một tên tuổi, hình ảnh bị phơi bày khắp nơi, ai cũng có thể tiếp
cận, tung ném chỉ bằng một cái nhấp chuột.
Đành
rằng, loạn luân là hành vi cần lên án, là tội phạm đặc biệt, phải xóa bỏ hoàn
toàn trong xã hội nhưng hệ quả hành vi phạm tội đó của người lớn lại là những đứa
trẻ, không được quyền lựa chọn, không được hỏi các em có muốn đến với cuộc đời
này như vậy không. Đó là những nạn nhân trực tiếp, cần được bảo vệ trước hết.
Phải
nói, so với nhiều vụ việc, việc bảo vệ danh tính những đứa trẻ tại Tịnh Thất Bồng
Lai không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là cực kỳ khó. Bởi trước đó, các em đã
bị người lớn tại Tịnh Thất sử dụng làm truyền thông quảng bá hình ảnh cho các
hành vi trục lợi từ thiện, xuất hiện trên nhiều gameshow trên truyền hình...
Nhưng
dù vậy, với tất cả mọi người, với tôi, với bạn, với bố mẹ, con cái của chúng
ta, mỗi người đều được quyền kiểm soát, làm chủ với mỗi cú nhấn chuột để
"like", để "share" của chính mình.
Like,
share cho... chết!
Trước
việc hình ảnh, thông tin của trẻ em ở Tịnh Thất Bồng Lai bị chia sẻ vô tội vạ,
bà Trần Thu Hà, nhà hoạt động vì trẻ em và phụ nữ tại TPHCM bày tỏ: "Nhìn
hình ảnh và tên tuổi, thông tin giám định DNA, cây phả hệ... của các cháu bé ở
Tịnh Thất Bồng Lai lan khắp chốn mà đau lòng vô cùng. Hình ảnh và tên tuổi của
những đứa trẻ đã lưu trên các công cụ tìm kiếm, các trang web phổ biến nhất, đến
bao giờ mới xóa được?".
Theo
bà Hà, quyền riêng tư, quyền với hình ảnh, thông tin cá nhân của mỗi người hiện
chưa thật sự được tôn trọng. Những nút "share" hồn nhiên, vô cảm có
thể làm mỗi người trở thành nhẫn tâm hơn.
Nhà
hoạt động vì trẻ em và phụ nữ này cũng phân tích, về bản tính, con người ai
cũng tò mò, bản năng làm ta muốn biết tại sao có những cuộc đời chịu nhiều bất
hạnh, ta nóng lòng muốn biết cụ thể họ làm gì và như thế nào. Nhưng mỗi người
hãy nhẹ tay, đừng share, đừng click vào những trang mạng khai thác quá mức
thông tin cá nhân và nỗi đau của người thân phạm nhân.
Mạng
ảo nhưng sự nhẫn tâm, tàn nhẫn, chà đạp lên người khác, kể cả những đứa trẻ
chưa có khả năng tự bảo vệ mà không cần dùng lực, dùng sức là có thật, là hiện
hữu. Mức sát thương của một cú "like", "share" gây ra có
khi còn nguy hại hơn bất cứ đòn roi hay thương tích nào trên thân thể.
Trong
khi hừng hực lên án người sai phạm, có thể lắm, chính mỗi người cũng đang biến
thành một người độc ác, nhẫn tâm... chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Theo
lãnh đạo Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, việc chia sẻ các hình ảnh, thông tin trên
mạng, đăng tải cả gia phả tự vẽ liên quan đến nhiều người khiến đời sống của những
đứa trẻ tại Tịnh Thất Bồng Lai bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây, Cục có văn bản
đề nghị Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông ngăn chặn việc phát
tán thông tin, hình ảnh trẻ em ở Tịnh Thất Bồng Lai trên mạng xã hội.
Nguy
cơ tiềm ẩn ở thế hệ sau
Trong
y học, hôn nhân cận huyết là nguy cơ tạo điều kiện cho các bệnh di truyền gen lặn
trong gia đình và có khả năng bộc lộ ở những thế hệ sau nếu người đó có cùng
huyết thống.
Những
bệnh di truyền này rất nguy hiểm vì nó có thể liên quan tới trí tuệ con người,
huyết học, ung thư…Hôn nhân cận huyết là điều kiêng kỵ, phải loại bỏ, bởi nó để
lại nhiều hệ lụy ở thế hệ trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng cận huyết.
Về mặt
hình thái, những đứa trẻ sinh ra từ mối quan hệ này có thể hoàn toàn bình thường.
Nhưng các bệnh lý chuyển hóa, bệnh di truyền có thể tiềm ẩn hoặc biểu hiện ở thế
hệ sau của các bé.
Việc xử lý nghiêm
minh hành vi vi phạm pháp luật và nhân cách đạo đức của những người trong vụ án
này là rất cần thiết nhằm răn đe những vụ việc tương tự. Đồng thời cũng cần
đông đảo nhân dân lên án và tố giác những sai phạm; kiên quyết đấu tranh loại bỏ
thành phần băng hoại đạo đức ra khỏi xã hội./.
Trần Quang Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét