Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Một số chiêu trò xuyên tạc của các thể lực thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

 

Hiện nay, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng, Nhà nước ta tiến hành đã đạt được những thành công nhất định. Không chỉ đưa ra xét xử nhiều các nhân và tổ chức vi phạm, mà cả hệ thống chính trị nước ta đã và đang rất quyết liệt trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng các quy định để quản lý, xác minh tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng;… Đối với các vụ việc, vụ án sau khi được làm rõ, các cơ quan chức năng đều đã kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và các cơ quan thông tin, truyền thông để phản ánh, đăng tải để thông tin đến mọi người dân.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều suy nghĩ, quan điểm lệch lạc, sai trái, mâu thuẫn với các đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phòng, chống tham nhũng. Vẫn là các chiêu bài cũ rích rêu rao “tự do, dân chủ, nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, bất mãn trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc, chống phá hòng gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết nội bộ, phá hoại công cuộc xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã và việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Tiêu biểu cho những quan điểm, nhận thức lệch lạc đó là:

- Cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam, bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công". Ở đây chúng ta cần thấy rằng, tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, gắn liền với quyền lực nhà nước; một số cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước để tham nhũng, vơ vét các lợi ích phục vụ cho nhu cầu cá nhân, gia đình dẫn đến gây thiệt hại lớn về kinh tế của các quốc gia, làm suy yếu bộ máy nhà nước, hậu quả lớn nhất chính là có thể đe dọa đến sự tồn vong của cả chế độ, của quốc gia.

- Họ cho đây là “cuộc chiến nội bộ đã đẩy nhiều cán bộ vào bi kịch, oan nghiệt".  Thông qua các vụ án, vụ việc đã được phát hiện và thông tin rộng rãi đến quần chúng nhân dân, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông như: Các đài phát thanh, truyền hình ở nước ngoài có chương trình phát thanh bằng tiếng Việt (BBC, VOA, RFA, RFI…), lập ra các báo, tạp chí trang web để đăng tải tin, bài, video clip; xuất bản các ấn phẩm có nội dung xuyên tạc để triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, gán ghép tạo sự tò mò, hiếu kỳ, biến sai phạm phải xử lý của một số cá nhân thành bản chất mặc định của cả hệ thống chính trị, cố tình quy chụp, cho đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”. Đáng chú ý, chiêu bài này của các thế lực thù địch diễn ra thường xuyên, nhưng đặc biệt tập trung vào thời điểm diễn ra một số sự kiện nhạy cảm về kinh tế - chính trị như Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử Hội đồng nhân dân… mục đích chính là để chống phá công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng.

- Họ xuyên tạc mục đích, phủ nhận thành quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là sự “đấu đá” vì “lợi ích nhóm” của một bộ phận cán bộ, biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ có sai phạm thành chuyện “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe cánh”. Từ các vụ việc đã được thông tin rộng rãi đến công chúng, họ cố tình cóp nhặt, cắt xén, nhào nặn rồi dựng nên câu chuyện về các phe nhóm nội bộ, các nhóm lợi ích hay phe cánh… ngược lại, khi công tác chống tham nhũng chưa đem lại kết quả như mong muốn, họ lại cho rằng công tác chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta chỉ “làm lấy lệ”, “chỉ tắm từ vai”, chỉ để "đánh bóng tên tuổi”...

Cần khách quan nhìn nhận rằng, trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào cũng đều tồn tại tính chất hai mặt, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì vẫn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng chung quy không thể lấy các sự việc, hiện tượng đơn thuần để quy kết thành bản chất vấn đề, không thể dùng cái đơn lẻ để quy chụp thành hệ thống. Vì vậy, từ một số kết quả trong công tác phòng chống tham nhũng hay một số vụ việc, vụ án điển hình về tham nhũng không thể gán ghép, suy diễn thành những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, đó càng không thể đại diện cho bản chất chế độ Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Thế nhưng các thế lực thù địch vẫn liên tục sử dụng chiêu trò như đã nêu trên để chống phá, gây rối với tần suất ngày càng phổ biến, chúng tận dụng triệt để mọi cơ hội để xuyên tạc, bôi xấu Đảng và Nhà nước ta. Thủ đoạn của các đối tượng đã phần nào hé lộ cho chúng ta thấy rằng đây thực chất là một âm mưu chính trị hết sức thâm độc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự cũng như việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước.

 

 

 

 

 

 

1 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.

    Trả lờiXóa