Ngày 16/01/2022, trên diễn đàn Việt Tân, Lê Công Định đã rêu rao luận điệu cũ về Nhà nước ta.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là
mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng. Điều này được minh chứng
qua các kỳ Đại hội của Đảng,và không ngừng hoàn thiện, bổ sung:
Đại hội XIII khẳng
định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”. Báo cáo Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021
- 2030) dành dung lượng đáng kể đề cập đến nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. Bên cạnh mục XIII của Báo cáo Chính trị
và nội dung thứ 10, mục V của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tập trung
đề cập nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo cáo
Chính trị còn đề cập vấn đề này ngay từ chủ đề của Đại hội và trong các mục: Kết
quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; Quan điểm chỉ đạo thứ 5; Định hướng phát
triển đất nước thứ (10) và (12); Nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất và thứ năm; Đột
phá chiến lược thứ nhất. Điều đó cho thấy, sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời gian tới.
Hay Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013, tiếp tục đưa vào với những nội dung cụ thể:
1) Về bản chất
Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân (Khoản 1, Điều 2).
2) Về chủ thể của
quyền lực nhà nước, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức” (Khoản 2, Điều 2). Quy định này đã phản ánh địa vị chính trị
- pháp lý của nhân dân Việt Nam là chủ thể của quyền lực trong Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam.
3) Về vấn đề
phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm
2013, quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp”.
4)Về vị trí của
pháp luật đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà
nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng
Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (Khoản 1, Điều
8); các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - với tư cách là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật (Khoản 3, Điều 4); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt
trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
(Khoản 3, Điều 9).
5) Về vấn đề quyền
con người, quyền công dân,Hiến pháp năm 2013 quy định: Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật (Khoản 1, Điều 14); mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội (Khoản 1, 2, Điều 16).
Vậy ông Luật sư Lê Công Định, ông còn gì để nói?
Nguyễn Thế Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét