Tự do được hiểu là một
khái niệm triết học, chính trị, pháp luật…; và là quyền làm theo ý chí của
mình. Mỗi con người cụ thể nếu không quan hệ với ai thì “tự do” là việc họ suy
nghĩ và làm gì luôn được hiểu là suy nghĩ và hành động theo ý chí của chính mình.
Tuy nhiên, cá nhân mỗi người không thể tồn tại trong mối quan hệ với chỉ chính
mình vì nếu chỉ quan hệ với chính mình, họ chỉ là một thực thể sống (có sự
sống) trong tự nhiên mà không phải là con người xã hội. Do vậy, mỗi cá nhân con
người tồn tại luôn gắn liền với việc được công nhận là một công dân của một
hoặc một số quốc gia. Đã là công dân của một quốc gia hoặc người không có quốc
tịch cư trú tại một quốc gia, thì người đó phải được quốc gia nơi họ mang quốc
tịch hoặc đang cư trú bảo vệ quyền con người và quyền công dân của quốc gia mà
họ mang quốc tịch.
Xét trên bình diện công dân của một quốc gia, thì: Quốc gia (Nhà nước) có nghĩa vụ bảo vệ quyền công dân, trong đó có quyền con người của họ và có quyền yêu cầu công dân phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; Công dân có quyền được và quyền yêu cầu quốc gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mình và có nghĩa vụ với quốc gia của mình. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nên phải ban hành pháp luật để quản lý xã hội. Công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật (Bằng cách: Tuân theo pháp luật - là không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; Thi hành pháp luật - là thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải làm; Sử dụng pháp luật - là thực hiện hành vi mà pháp luật cho phép như khiếu nại, tố cáo). Do vậy, trong Hiến pháp của mỗi quốc gia đều có quy định quyền con người và quyền công dân.
Cũng như các quốc gia khác, tại Điều 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không khác về bản chất so với Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới và đều khảng định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ có quyền con người mà còn có quyền công dân. Như vậy, dù là công dân của bất cứ quốc gia nào, thì: Quyền của công dân này luôn bị giới hạn bởi quyền của công dân khác; Quyền con người của người này cũng đương nhiên bị giới hạn bởi quyền con người của người khác. Cho nên, không có quyền tự do tuyệt đối. Ai cũng có quyền con người, quyền công dân (nếu được công nhận là có quốc tịch của một quốc gia) nhưng quyền của mình luôn bị giới hạn bởi quyền của người khác. Chính vì vậy mà tất cả các quốc gia đều quản lý xa hội bằng pháp luật và ngoài việc quản lý xã hội bằng pháp luật, thì xã hội (con người trong xã hội) đều quản lý nhau bằng quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có người không hiểu hoặc cố tình không hiểu nghĩa vụ công dân của mình là thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đặc biệt, có không ít người không phải là công dân (họ là công dân nước khác, đang cư trú tại nước khác và có người còn là tội phạm của nước sở tại) nhưng suốt ngày lên mạng xã hội đòi quyền tự do cho công dân nước khác.
Việt Nam chúng ta đi ra từ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vượt lên chính mình từ hậu quả của chiến tranh đã và đang từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc với phương châm “không để ai ở lại phía sau”. Thành quả ấy được nhiều nước và nhân dân thế giới thừa nhận và ủng hộ; Nhân dân Việt Nam thấy hài lòng và phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ấy vậy mà có một số người không thừa nhận thành quả ấy và cũng không muốn người Việt Nam đạt được những thành quả đó. Họ bình phẩm xuyên tạc, kích động chủ nghĩa cá nhân (rất phù hợp với chính kiến của những người chỉ biết thu vén cho lợi ích của mình mà không quan tâm tới lợi ích cộng đồng, dân tộc). Có người chỉ vì thành kiến cá nhân mà còn vô ơn đối với tổ tiên, cha ông của chính mình và không một lần thăm viếng mộ cha mẹ nhưng suốt ngày giao giảng đạo đức và ngụy biện với mục đích “đấu tranh cho nhân dân” Việt Nam.
Xin thưa, chúng tôi là Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Phần đa trong số người sống xa quê, trong đó có kiều bào Việt Nam vẫn đau đáu hai tiếng “Quê hương”. Chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc, mỗi khi Tết đến, Xuân về lại được đón Tết trên đất quê hương, thắp hương thờ Tổ. Chúng tôi không cần những người khác “thương thay, khóc mướn”. Mong các vị hãy hành xử một cách có đạo đức, lương tri và luôn biết ơn “Gia tiên, tiền tổ của mình” bằng những suy nghĩ và hành động có tình, có lý với đạo làm con của người đã sinh ra mình nhé!
Xét trên bình diện công dân của một quốc gia, thì: Quốc gia (Nhà nước) có nghĩa vụ bảo vệ quyền công dân, trong đó có quyền con người của họ và có quyền yêu cầu công dân phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; Công dân có quyền được và quyền yêu cầu quốc gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mình và có nghĩa vụ với quốc gia của mình. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nên phải ban hành pháp luật để quản lý xã hội. Công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật (Bằng cách: Tuân theo pháp luật - là không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; Thi hành pháp luật - là thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải làm; Sử dụng pháp luật - là thực hiện hành vi mà pháp luật cho phép như khiếu nại, tố cáo). Do vậy, trong Hiến pháp của mỗi quốc gia đều có quy định quyền con người và quyền công dân.
Cũng như các quốc gia khác, tại Điều 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không khác về bản chất so với Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới và đều khảng định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ có quyền con người mà còn có quyền công dân. Như vậy, dù là công dân của bất cứ quốc gia nào, thì: Quyền của công dân này luôn bị giới hạn bởi quyền của công dân khác; Quyền con người của người này cũng đương nhiên bị giới hạn bởi quyền con người của người khác. Cho nên, không có quyền tự do tuyệt đối. Ai cũng có quyền con người, quyền công dân (nếu được công nhận là có quốc tịch của một quốc gia) nhưng quyền của mình luôn bị giới hạn bởi quyền của người khác. Chính vì vậy mà tất cả các quốc gia đều quản lý xa hội bằng pháp luật và ngoài việc quản lý xã hội bằng pháp luật, thì xã hội (con người trong xã hội) đều quản lý nhau bằng quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có người không hiểu hoặc cố tình không hiểu nghĩa vụ công dân của mình là thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đặc biệt, có không ít người không phải là công dân (họ là công dân nước khác, đang cư trú tại nước khác và có người còn là tội phạm của nước sở tại) nhưng suốt ngày lên mạng xã hội đòi quyền tự do cho công dân nước khác.
Việt Nam chúng ta đi ra từ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vượt lên chính mình từ hậu quả của chiến tranh đã và đang từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc với phương châm “không để ai ở lại phía sau”. Thành quả ấy được nhiều nước và nhân dân thế giới thừa nhận và ủng hộ; Nhân dân Việt Nam thấy hài lòng và phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ấy vậy mà có một số người không thừa nhận thành quả ấy và cũng không muốn người Việt Nam đạt được những thành quả đó. Họ bình phẩm xuyên tạc, kích động chủ nghĩa cá nhân (rất phù hợp với chính kiến của những người chỉ biết thu vén cho lợi ích của mình mà không quan tâm tới lợi ích cộng đồng, dân tộc). Có người chỉ vì thành kiến cá nhân mà còn vô ơn đối với tổ tiên, cha ông của chính mình và không một lần thăm viếng mộ cha mẹ nhưng suốt ngày giao giảng đạo đức và ngụy biện với mục đích “đấu tranh cho nhân dân” Việt Nam.
Xin thưa, chúng tôi là Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Phần đa trong số người sống xa quê, trong đó có kiều bào Việt Nam vẫn đau đáu hai tiếng “Quê hương”. Chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc, mỗi khi Tết đến, Xuân về lại được đón Tết trên đất quê hương, thắp hương thờ Tổ. Chúng tôi không cần những người khác “thương thay, khóc mướn”. Mong các vị hãy hành xử một cách có đạo đức, lương tri và luôn biết ơn “Gia tiên, tiền tổ của mình” bằng những suy nghĩ và hành động có tình, có lý với đạo làm con của người đã sinh ra mình nhé!
Tự do cũng phải trong khuôn khổ của pháp luật
Trả lờiXóa