Việt Nam hiện có hàng trăm loại mạng xã hội khác nhau. Hầu hết các mạng xã hội lớn tại Việt Nam đều là các mạng xã hội của các công ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào nước ta. Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, tiếp đến là Zalo, Youtube, Facebook Messenger, TikTok, Instagram, Mocha, Google+, LINE, Flickr, Pinterest. Bên cạnh đó còn có các ứng dụng nhắn tin có độ bảo mật cao (Telegram, Mocha, Viber, Skype, Whatsapp).
Không
gian mạng phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc
trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc
trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo,
vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các
thế lực thù địch lợi dụng chống phá, chuyển hóa chính trị, khủng bố. Đây
thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Đấu tranh tư tưởng
trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi
mọi người, lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận
thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách
nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng
trước tình hình mới.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác
các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng lí
luận của Đảng, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:
Một là, thường xuyên nâng
cao nhận thức, trách nhiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình
mới.
Đây là giải pháp, đồng thời là yêu cầu đối với các cấp
ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương và cả hệ thống chính trị cùng
toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nhận thức rõ cuộc đấu tranh tư
tưởng, lý luận hiện nay là một trong những nhiệm vụ chính trị mang tính cấp
bách, thường xuyên và lâu dài. Đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa tư tưởng vô
sản với tư tưởng tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với các thế
lực thù địch, phản động. Đây đồng thời là cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư
tưởng, lý luận, quan điểm của Đảng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
bảo vệ những giá trị tư tưởng, lý luận đúng đắn, bảo vệ những thành quả cách
mạng mà nhân dân ta đã dày công xây dựng.
Hai là, chủ động bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin,
định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet,
mạng xã hội.
Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước,
đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng,
xuyên tạc chống phá, các cơ quan chức năng cần quan tâm nghiên cứu biên soạn
các tài liệu chuyên khảo, tham khảo để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng.
Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo
định kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công tác hàng năm; chủ động
trao đổi với các cán bộ có quan điểm chưa thống nhất để cung cấp thông tin,
định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
Ba là, thường xuyên đổi mới
phương thức, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, chủ động đấu tranh
phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng trong đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu thù địch, sai
trái của các đối tượng, phần tử xấu trên internet, mạng xã hội. Đa dạng hóa
hoạt động đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn
đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền các quan điểm chính
thống, định hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại
các trang mạng “độc hại”, phản động được đối tượng sử dụng. Xây dựng và mở rộng
đội ngũ cộng tác viên đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng các bài
viết đấu tranh phản bác với luận cứ khoa học, tính thuyết phục cao. Kết hợp
chặt chẽ các biện pháp đấu tranh trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống,
trong đó lấy xây là chính; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ
quan báo chí để đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả.
Bốn là, tăng cường quản lý, chủ
động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng
“độc hại” một cách hiệu quả.
Các cơ quan chức năng cần chủ động phối hợp với các đơn
vị cung cấp dịch vụ, nghiên cứu sử dụng các giải pháp về công nghệ thông tin để
ngăn chặn một cách triệt để các tin tức xấu, độc trên các trang mạng. Đặc biệt,
cần chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, chiếm quyền
quản trị, điều hành các trang web, blog, diễn đàn mạng xã hội để vô hiệu hóa
hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại” trong một
thời gian nhất định. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng,
đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy
định của Đảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Các cấp ủy và tổ chức
đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm
để lộ, lọt bí mật của Đảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc
phát tán những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung
xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.
Chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả
hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên; các chủ trương, giải pháp cơ bản
cần được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và có hệ thống.
Chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa