Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Nhưng, cùng với cố tình phủ nhận thành tựu, kết quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong nước và ở nước ngoài cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, ra sức chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”.
Các đối tượng thù địch xuyên tạc, phủ nhận thành quả
về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay gồm: lực lượng cực hữu, một số nghị
sĩ cực đoan tại một số nước phương Tây, các nhóm phản động người Việt Nam ở nước
ngoài và những cá nhân người Việt ở trong nước bị các thế lực cực hữu nước
ngoài mua chuộc, lợi dụng, núp bóng “ngọn cờ dân chủ”, “nhân quyền” chống phá nền
tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã hội tại Việt Nam. Một số tổ chức phi
chính phủ quốc tế, như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá quốc tế
(AI), Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Ngôi nhà Tự do (FH)...
thường xuyên vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, bằng việc ra bản
phúc trình hằng năm về nhân quyền. Tham dự vào lực lượng này còn có những người
theo các trào lưu tư tưởng và đường lối chính trị trái ngược với giá trị của chủ
nghĩa xã hội tại các nước phương Tây và những người cơ hội chủ nghĩa, suy thoái
về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam. Hiện nay, cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa
chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa tư bản không chỉ diễn ra trên phạm vi thế
giới, mà ngay tại Việt Nam. Đây thực chất là những đối tượng “giấu mặt” đóng
vai “phái giữa” nên có sức nguy hại rất lớn, vì họ “đánh từ trong đánh ra” theo
kiểu “người của ta”, gián tiếp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng
làm “chệch hướng” nền tảng tư tưởng của Đảng ngay từ trong nội bộ.
Trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá, vu cáo,
phủ nhận thành quả dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, để tăng cường phản bác một
cách hệ thống, có lý lẽ cả về lý luận và thực tiễn, cần tập trung thực hiện một
số công việc sau:
Một là, xem xét, nhận diện, đánh giá một cách sâu sắc,
toàn diện âm mưu, thủ đoạn và xác định rõ bản chất của các luận điệu xuyên tạc,
nền tảng, mục tiêu, phương thức, chủ trương, công cụ chống phá của các thế lực
thù địch.
Về mặt bản chất, các luận điệu đó phản ánh cuộc đấu tranh về tư tưởng
chính trị - pháp lý giữa giá trị tư tưởng XHCN và tư sản trên lĩnh vực dân chủ
và nhân quyền. Đây là đặc điểm có tính bản chất chi phối trong cuộc đấu tranh
này, không chỉ hiện hữu ở những đối tượng phân định rõ thành chiến tuyến địch -
ta, mà còn nằm ngay trong nhận thức của mỗi người và mỗi tổ chức. Vì thế, các tầng
lớp nhân dân, trước tiên là mỗi cán bộ, đảng viên đều là chủ thể đấu tranh với
các thế lực thù địch trên lĩnh vực này. Trong phương thức đối thoại, đấu tranh
cần coi trọng biện pháp tư tưởng chính trị, như tuyên truyền, vận động nhằm
nâng cao nhận thức, tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và
coi trọng cách thức kết hợp đối thoại với đấu tranh và ngược lại.
Hai là, vạch rõ tính hạn chế và mâu thuẫn của các
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận
thành quả về dân chủ, nhân quyền ở trong nước thường nhại lại những luận điệu của
một số tổ chức quốc tế và một số nước phương Tây. Các luận điệu đó, như “Phúc
trình Toàn cầu 2021” của HRW có hạn chế lớn là dựa trên những thông tin được
thu thập theo kiểu cóp nhặt, cắt xén rời rạc, nghiên cứu không sâu nên phiến diện
và xuyên tạc. Tính vô lý và mâu thuẫn của các luận điệu này là xuất phát từ ý
thức hệ chính trị phương Tây, “coi nhân quyền cao hơn chủ quyền” và bị chi phối
bởi nguồn kinh phí hoạt động của những cá nhân, tổ chức dân sự nước ngoài không
thiện chí với Việt Nam và theo cơ chế thị trường, nên chúng mang màu sắc chính
trị thực dụng, vụ lợi, nhiều khi chống đối công khai, trắng trợn và quyết liệt.
Vì thế, chúng dễ gây ra phản ứng tiêu cực trong dư luận Việt Nam và cả thế giới.
Ba là, các luận điệu từ phía các tổ chức quốc tế và
một số nước phương Tây xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng điều ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Bốn là, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân
chủ, nhân quyền không phản ánh đúng thực tế khách quan về tình hình nhân quyền
của Việt Nam.
Nguyên nhân cơ bản của hạn chế và mâu thuẫn trong
các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam
là nhân danh nhân quyền phổ quát toàn cầu với cách tiếp cận mang đẫm màu sắc ý
thức hệ chính trị của phương Tây cùng hành động thực dụng và động cơ chống đối
công cuộc đổi mới ở nước ta. Trái với những luận điệu cáo buộc ngụy biện, trơ
trẽn đó, thực tế Việt Nam đã và đang chứng thực sinh động sự tôn trọng, bảo đảm,
bảo vệ và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trong điều kiện tác động của kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế. Trong năm 2020, 2021 ngay trong khi đại dịch COVID-19
hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an ninh con người,
an sinh xã hội được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm bảo đảm an ninh lương thực
và ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Chẳng hạn
như gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng(3) là giải pháp cấp bách, kịp thời, không
chỉ giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch COVID-19 đối với quyền sống, quyền
được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, mà còn một lần nữa khẳng định mạnh
mẽ tinh thần “đặt lợi ích của người dân lên trên hết”. Trong hoàn cảnh khó khăn
của dịch bệnh và thiên tai, những chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời đối với
người dân là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho thấy nỗ lực
và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm,
thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.
Có thể nói, thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất
quán, xuyên suốt mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam. Nếu như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ
sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đặt “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng
và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất
nước và quyền làm chủ của nhân dân”(4) thì Đại hội XIII của Đảng xác định
“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu”.
Theo đó, phải kiên quyết đấu tranh chống các quan
điểm, sai trái thù địch, xuyên tạc, vu khống, phủ nhận thành tựu về dân chủ,
nhân quyền ở Việt Nam, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời mọi
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền; từ đó đổi
mới nội dung, phương pháp đấu tranh, thực hiện nguyên tắc trong đấu tranh có đối
thoại, trong đối thoại có đấu tranh; đa dạng hóa các hình thức đấu tranh nhưng
không nên mở rộng, mà phải áp sát trực diện vào vấn đề cần phải đấu tranh, đối
tượng đấu tranh, nhằm chủ động, tích cực nhận diện, phê phán, phản bác, ngăn chặn
từ xa; xử lý công khai, minh bạch bằng pháp luật, trước hết đối với những người
cầm đầu, phù hợp với các quan hệ, nguồn lực liên quan trực tiếp đến vấn đề đấu
tranh và đối tượng đấu tranh nhằm kiên quyết làm thất bại
các âm mưu, thủ đoạn sử dụng dân chủ, nhân quyền như một công cụ chống phá chế
độ chính trị - xã hội để góp phần làm sáng tỏ và thực hiện, phát huy nền dân chủ
XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Thừa Thắng
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa